Chỉ số P/E là gì? Tìm hiểu về chỉ số P/E

Mục tiêu duy nhất của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán đều hy vọng có thể thu được lợi nhuận. Các mã cổ phiếu hiện nay mọc lên như nấm sau mưa. Vì vậy để tìm được một cổ phiếu có khả năng sinh lời cao là một vấn đề lớn. Cũng từ đó, các phương pháp kỹ thuật ra đời nhằm xác định cổ phiếu tiềm năng hay mang rủi ro. Chỉ số P/E là công thức giúp giải đáp thắc mắc này của nhà đầu tư. Vậy hãy cùng tienao247 tìm hiểu về chỉ số quan trọng này; cũng như cách áp dụng vào biểu đồ chứng khoán như thế nào nhé!

Chỉ số P/E có nghĩa là gì?

Chỉ số P/E với tên tiếng anh được gọi là Price to Earning to ratio. Đây là chỉ số dùng để đánh giá giữa thị trường cổ phiếu với quan hệ ngoài. Ngoài ra, chỉ số P/E còn hỗ trợ việc tính toán lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu cần đánh giá (EPS).

Hiểu cách đơn giản hơn, P/E chính là cách tính điểm hòa vốn để nhà đầu tư tính được thời gian lấy lại vốn. Ví dụ cụ thể, chẳng hạn cổ phiếu hiện tại có giá 20.000 VNĐ một cổ phiếu. Khách hàng sẽ nhận số tiền lãi là 2.000 VNĐ một năm. Vậy thời gian để có thể hoàn đủ vốn cần 10 năm. Tương tự với chỉ số P/E, khi giá trị chỉ số thấp có thể hiểu là rẻ; và ngược lại chỉ số P/E cao thì được xem là đắt.

Công thức tính P/E

P/E = Thị giá / EPS

Trong đó: EPS gọi là lợi nhuận thu được của mỗi cổ phiếu khi bán ra.

Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những phương thức dùng để đánh giá sơ bộ. Ngoài ra, các chỉ số này còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố quyết định khác.

Công thức tính chỉ số P/E
Công thức tính chỉ số P/E

Phân loại về chỉ số P/E

Chỉ số P/E được phân làm hai loại sử dụng phổ biến là Forward P/E và Trailing P/E. Đối với mỗi loại chỉ số sẽ có những phương thức tính toán khác nhau.

P/E dự phóng hay còn gọi là Forward

Đây là công thức chuyên sử dụng để dự đoán thu nhập cho 4 quý. Công thức được tính như sau:

Forward P/E = Giá thị trường cổ phiếu / EPS kỳ vọng

P/E tra cứu hay còn gọi là Trailing P/E

Trailing P/E thường được dùng phổ biến hơn so với P/E dự phóng. Với số liệu của P/E tra cứu sẽ mang những tính chất khách quan hơn. Nhà đầu tư cũng thường dựa vào cách tính của P/E hơn là EPS kỳ vọng trong tương lai. Công thức của P/E tra cứu được tính như sau:

Trailing P/E = Giá cổ phiếu thời điểm hiện tại (P) / EPS trong 12 tháng

Cách áp dụng chỉ số P/E để lựa chọn cổ phiếu

Cách áp dụng P/E vào chứng khoán
Cách áp dụng P/E vào chứng khoán

Như đề cập ở trên, các chỉ số P/b hay chỉ số P/E chỉ mang một giá trị tham khảo. Trong một số trường hợp, các chỉ số P/E chỉ mang tính chất đánh giá khách quan. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc và đánh giá kỹ các thông tin doanh nghiệp công bố.

  • Chỉ số P/E cao: Đây được xem là tín hiệu kém của doanh nghiệp. Cổ phiếu của doanh nghiệp không có sự tăng trưởng mạnh, hạn chế giao dịch ở đây. Chỉ số EPS càng thấp thì chỉ số P/E sẽ càng được nâng cao hơn.
  • Chỉ số P/E thấp: Điều này dự đoán doanh nghiệp đang trên đà phát triển trong tương lai. Lợi nhuận thu nhập được của cổ phiếu đang ở mức cao. Đây là các cổ phiếu tiềm năng, khách hàng nên đầu tư tại đây.

Tuy nhiên, đôi khi chỉ số P/E thấp có thể do doanh nghiệp đang nhận được lợi nhuận không qua hoạt động kinh doanh công ty. Ví dụ như lợi nhuận này có thể do thanh lý tài sản. Các giá trị này thường chỉ đột phát trong một thời điểm và không được duy trì. Vì vậy, khách hàng cần có cái nhìn tổng quan hơn để có sự đánh giá chính xác.

Một số trường hợp khác, các cổ đông nắm giữ khối lượng lớn cổ phiếu. Khi nhận thấy hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp có dấu hiệu dần đi xuống. Cổ đông đã đặt các lệnh bán. Từ đó các chỉ số P/E cũng sẽ được tính ở mức thấp.

P/E giúp lựa chọn cổ phiếu thanh khoản

Trong thị trường tài chính chứng khoán, những cổ phiếu phát triển và ổn định thường không có mức lợi nhuận cao. Vì vậy, P/E sẽ đánh giá là cao hơn so với những cổ phiếu thường có vốn hóa thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư có thể lựa chọn những giá trị từ P/E cho tính thanh khoản tốt nhất. Việc áp dụng các công thức tính của P/E dùng để so sánh lợi nhuận giữa các doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư sẽ chọn lựa được nơi đầu tư tốt nhất.

Lưu ý về chỉ số P/E

Mặc dù là chỉ số đơn giản và dễ dàng tính toán. Đây là công cụ được đánh giá là đem lại hiệu quả đầu tư, tuy nhiên có một số lưu ý với nhà đầu tư:

  • Lợi nhuận thu được có thể ra số âm và P/E lúc đấy sẽ không có ý nghĩa. Vì vậy khi thấy số EPS âm thì nhà đầu tư nên chuyển sang các chỉ số khác.
  • Lợi nhuận tính được rất dễ bị biến động; cùng với đó thì P/E cũng rất dễ bị biến động theo. Vì vậy, P/E đạt được hiệu quả cao nhất khi tính toán dài hạn từ 3 đến 5 năm.

>>> Xem thêm: Lệnh Short là gì?

Kết luận

Khi đưa ra các quyết định trong đầu tư tài chính, khách hàng cần cẩn trọng và tính toán kỹ. Ngoài chỉ số P/E, nhà đầu tư nên kết hợp cùng các chỉ số khác trong phân tích kỹ thuật. Từ đó, sẽ có những quyết định cũng như đạt được lợi nhuận theo kỳ vọng.

Trên đây là những thông tin về chỉ số P/E mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng nhà đầu tư đã có được quyết định cho mình. Đừng quên để lại thắc thắc dưới bài viết để được tienao247 giải đáp sớm nhất nhé!

Thông tin: tienao247.com