Ở bài viết trước chúng tôi đã đưa đến các bạn những thông tin về mô hình 2 đỉnh. Còn hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục đưa đến những thông về một mô hình khác tương tự. Đó là mô hình 3 đỉnh hay còn có tên gọi khác là Triple Top. Mô hình 3 đỉnh là mô hình được rất nhiều nhà phân tích sử dụng. Là một trong số những mẫu hình giá đảo chiều. Tuy là một mẫu hình cổ điển nhưng một khi mà nó xuất hiện thì khả năng đảo chiều của giá là rất cao. Cũng vì vậy mà việc thực hiện giao dịch với mô hình này rất phức tạp. Cũng vì những lí do trên mà hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp chi tiết nhất những thông tin về mô hình này để các bạn có thể ứng dụng nó một cách có hiệu quả nhất.
Mô hình 3 đỉnh là gì?
Như đã nhắc đến ở đầu bài mô hình 3 đỉnh là mô hình giá trong ngoại hối. Nó dự báo cho sự đảo chiều khi trước đó thị trường có một xu hướng tăng. Mô hình này sẽ được tạo nên từ ba đỉnh giá có dáng của 3 quả núi nối liền với nhau. Có các đỉnh cao tương đối nhau và xen kẻ giữa ba đỉnh là hai đáy tạm thời.
Mô hình này thường sẽ được tạo thành nên trong khoảng từ ba đến sáu tháng. Trước khi hình thành đỉnh cuối cùng thì mô hình này nhìn giống như một mô hình 2 đỉnh. Chính vì vậy, có thể nói mô hình này chính là giai đoạn tiếp sau của mô hình 2 đỉnh. Cho nên những tín hiệu dự báo mà mô hình phát ra sẽ có tính chắc chắn và mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh. Thậm chí có thể là chỉ xếp sau mô hình giá vai đầu vai.
Cách giao dịch đối với mô hình 3 đỉnh
Mô hình này rất dễ dàng đễ nhận biết. Bạn chỉ cần nhớ được những đặc điểm sau đây là đã có thể nhận dạng mô hình này:
- 3 đỉnh được tạo ra trong những xu hướng tăng. Sau đó sẽ giảm, và điều chỉnh lên xuống liên tục như thế cho đến khi tạo thành đỉnh thứ 3. Đường thẳng nằm ngang nối 3 đỉnh lại với nhau đó chính là đường kháng cự.
- Đường nối 2 đáy tạm thời là đường cổ (neckline). Đường này cũng chính là đường hỗ trợ.
- Mô hình này sẽ nằm ở điểm cuối của một xu hướng tăng. Nó thường dấu hiệu cho sự đổi chiều từ giá tăng sang giảm.
- Khi 3 đỉnh đã hình thành xong và đi xuyên qua đường cổ mô hình này sẽ được xác nhận. Lúc bấy giờ đường cổ từ vai trò là đường hỗ trợ sẽ chuyển sang đường kháng cự.
Tuy nhiên những dấu hiệu như vậy vẫn chưa đủ đối với những trader chuyên nghiệp. Vì khi giá thoát ra khỏi đường neckline nó thường sẽ quay lại test. Vậy nên, chỉ có sau khi giá trở lại đụng mốc mốc đường neckline một cách rõ rệt và đi xuống. Thời điểm này mô hình 3 đỉnh mới thật sự hình thành. Lúc này khả năng giá đổi chiều đi xuống là rất chắc chắn.
Phương pháp giao dịch với mô hình 3 đỉnh
Mặc dù chỉ xuất hiện rất ít nhưng xác suất thành công của nó lại rất cao. Tuy nhiên không phải là ai cũng có thể thực hiện giao dịch với mẫu hình này. Sau đây chúng tôi sẽ đưa đến cho cho bạn những cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh hiệu quả nhé!
Cách thứ nhất
Vào lệnh ngay thời điểm mô hình được tạo thành.
Ngay khi giá đi xuống và phá vỡ đường cổ. Bạn hãy vào lệnh ngay. Sau khi đã nhận định được đường cổ, nhà phân tích chỉ cần đặt lệnh chờ sell stop. Lệnh này sẽ tự khớp khi giá giảm chạm vào điểm phá vỡ.
Cách thứ hai
Vào lệnh khi giá bức phá và quay lại đường neckline.
Khi giá phá vỡ đường neckline sẽ trở thành vùng kháng cự. thường thì giá sẽ quay lại kiểm tra đường neckline rồi mới tiếp tục xu hướng giảm. Ở trường hợp này điểm vào lệnh sẽ là điểm khi giá trở lại vùng kháng cự đường neckline.
Nếu các bạn có thắc mắc là nên sử dụng cách nào thực hiện để đạt hiểu quả nhất. Thì chúng tôi xin đưa ra 1 lời khuyên là: Bạn nên thử trãi nghiệm từng chiến lược sau đó rút ra những kết luận cho mình nhé!
Những lưu ý với mô hình này
Nắm được những lưu ý của mô hình 3 đỉnh thì các trader có thể hạn chế được những rủi ro khi thực hiện giao dịch:
- Khi bạn nhìn thấy đỉnh thứ 3 hoàn thành chưa chắc rằng đây là mô hình 3 đỉnh. Mô hình này chỉ chắc chắn hoàn thành khi giá đi xuống thấp hơn mức hổ trợ. Đây cũng chính là tín hiệu báo hiệu có một đợt tuột giá rất có thể sẽ diễn ra trong tương lai.
- Khi mà thị trường này hoàn tất, các bạn nên tham gia vào thị trường bán, và rời khỏi vị thế mua.
- Tốt nhất là nên cài lệnh cắt lỗ cho toàn bộ những giao dịch của bạn. Và điểm cắt lỗ thường là mức ở trên mức giá cao nhất của mô hình. Mức này chính là mức kháng cự.
>> Xem thêm: Vai trò của nến Doji
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính mô hình Capm
Kết luận
Qua những nội dung trong bài viết mà chúng tôi tổng hợp về mô hình 3 đỉnh trên đây; có lẽ các bạn đã nắm được ý nghĩa, đặc điểm cũng như cách giao dịch với mô hình 3 đỉnh này. Hy vọng các bạn sẽ có thể ứng dụng nó thật hiểu quả, tận dụng được tối đa công dụng của mô hình. Và có thể đưa ra cho mình được những chiến lược phù hợp trong đầu tư.
Chỉ cần là giao dịch thì ở bất kì thị trường nào cũng sẽ có những nguy cơ và rủi ro tồn tại. Vì vậy các nhà đầu tư luôn phải thật cẩn trọng với các quyết định của mình.
Thông tin tổng hợp: Tienao247.com