Capm là gì? Cách tính và ứng dụng của mô hình Capm

Là một nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán, chắc hẳn các bạn sẽ biết yếu tố giá trị sản suất của vốn là hết sức quan trọng. Vì vậy người ta đưa ra rất nhiều những câu hỏi cũng như thắc mắc về vấn đề này. Làm sao để có thể xác định được chính xác nhất giá trị của tài sản vốn. Với mục đích giải quyết những thắc mắc trên, Capm đã được ra đời. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ đưa đến bạn những thông tin về mô hình này nhé. Để các bạn có thể nắm được công thức cũng như các ký hiệu trong công thức của Capm là gì?

Định nghĩa mô hình Capm là gì?

Tên đẩy đủ của mô hình Capm là Capital Asset Pricing Model. Đây là một mô hình biểu hiện mối quan hệ giữ nguy cơ rủi ro và lợi nhuận của một tài sản nào đó (ví dụ cổ phiếu). Trong mô hình này lợi nhuận kỳ vọng sẽ ngang bằng với tỷ suất sinh lời căn bản không có rủi ro. Và cộng vài thêm một khoản được xem là bù đắp cho những rủi ro của hệ thống.

Capm là kết quả nghiên cứu của John Lintner, William Sharpe và Jack Treynor. Ba nhà kinh tế học tài ba, nổi tiếng. Mô hình này được đưa vào thực tế ứng dụng năm 1960. Ở hiện tại ngày nay đã xuất hiện rất nhiều những mô hình tính giá trị tài sản khác nhưng mô hình này vẫn đang được các nhà phân tích tin tưởng hơn.

Như các nhà đầu tư đã biết, không có một hình thức đầu tư nào lại không có rủi ro. Chính vì vậy mô hình Capm ra đời như một công cụ đắc lực và hiệu quả. Để các nhà đầu tư có thể tính ra được những rủi ro của một khoản đầu tư.

Tên đẩy đủ của mô hình Capm là Capital Asset Pricing Model.
Định nghĩa mô hình Capm

Cách tính và ứng dụng của mô hình Capm

Cách tính lợi nhuận kỳ vọng cùng với rủi ro của một khoản đầu tư nào đó của nhà đầu tư. Người ta áp dụng công thức sau đây:

Re = Rf + β x (Rm -Rf)

Các ký hiệu trong đó là:

R (Lợi nhuận kỳ vọng)

Ký hiệu này là đại diện cho lợi nhuận kỳ vọng của tài sản vốn tính theo thời gian bắt đầu cho đến kết thúc ở công thức trên.

Rf (Lợi nhuận của tài sản không rủi ro)

Thực tế không có bất kỳ một tài sản nào tồn tại mà lại không có rủi ro. Tuy nhiên, khoản vay của chính phủ trong ngắn hạn có thể được cho là một khoản đầu tư khá chắc chắn và không có rủi ro.

Rm (Lợi nhuận kỳ vọng vào thị trường)

Lơi nhuận này cũng là một trong những yếu tố cực kì quan trọng; trong công thức tính định giá tài sản Capm. Nếu như nhà đầu tư có dự định bỏ tiền vào một cổ phiếu nào đó. Lúc này Rm chính là lợi nhuận kỳ vọng. Cách khác người ta còn gọi đây là chi phí của vốn cho cổ phần.

β (Đọ nhạy của tài sản đầu tư)

Hệ số này sẽ cho bạn biết mức độ biển đổi của lợi nhuận. Nó biểu hiện qua những thay đổi của giá trên thị trường. Nói cách khác, hệ số β diễn tả cho độ nhạy của một cổ phiếu nào đó với những thay đổi rủi ro của thị trường chứng khoán.

Khi  hệ số β > 1: Những nguy cơ xảy ra rủi ro từ thị trường đầu tư chứng sẽ lớn hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.

Khi  hệ số β < 1: Những nguy cơ xảy ra rủi ro từ thị trường đầu tư chứng sẽ nhỏ hơn so với mặt bằng chung trên thị trường.

Khi  hệ số β = 1: Lợi nhuận kỳ vọng của một loại chứng khoán bất kỳ đã cân bằng với lợi nhuận TB của thị trường.

Khi  hệ số β < 0: Báo hiệu cho sự thay đổi của thị trường đầu tư chứng khoán đang đi ngược lại với thị trường.

Xác định hệ số này trước có thể giúp cho nhà đầu tư nhận định được trước một khoản vốn để đầu tư nào đó. Có rủi ro lớn hơn hoặc bé hơn so với lãi suất không có rủi ro.

Nhờ đó, với việc phân tích từng đối tượng trong công thức Capm. Nhà đầu tư có thể đưa ra được kết luận là cổ phiếu nào đó sẽ phù hợp với mục tiêu lợi nhuận mà họ hướng tới.

Công thức của mô hình Capm
Mô hình này là thể hiện của nguy cơ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng.

>>Xem thêm:

Mô hình 2 đỉnh là gì?

Mô hình cốc cầm tay là gì?

Rm -Rf (Sự chênh lệch bù đắp rủi ro từ thị trường)

Rm -Rf chính là phần lợi tức thêm vào khi bỏ tiền đầu tư cổ phiếu thay cho các loại hình đầu tư rủi ro khác. Trong khoảng thời gian ngắn hạn; một cổ phiếu sẽ có khả năng tăng hoặc là giảm giá.

Chính vì lí do đó, trung bình của các tỷ suất lợi nhuận trên thị trường sẽ rất khó để có thể đạt được con số dương. Để có thể hạn chế được những biến động trong ngắn hạn. Ở phần bồi đắp những rủi ro cổ phần; nhà đầu tư có thể thực hiện phân tích đường biến động trung bình trong thời gian dài. Giai đoạn phân tích này có thể sẽ phải kéo dài cho đến hàng thập kỷ.

Trên đây chính công thức của Capm. Cùng với đó là ý nghĩa của những ký hiệu bên trong công thức. Để các bạn có thể nắm và sử dụng công thức một cách chính xác nhất.

>> Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về mô hình 3 đỉnh

>>> Xem thêm: Tìm hiểu đôi nét về chỉ báo Bollinger bands

Kết luận về mô hình Capm là gì

Qua nội dung bài viết trên, chúng tôi đã đưa đến cho các bạn thông tin về định nghĩa và công thức tính của mô hình Capm là gì. Hy vọng những nhà đầu tư mới đã nắm được ý nghĩa cũng như cách tính của mô hình này. Nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình đầu tư của chính mình.

Mô hình này là thể hiện của nguy cơ rủi ro và tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng. Mô hình chính là công cụ đắc lực cho các nhà phân tích. Trong thị trường chứng khoán. Để có thể xác định được cơ hội cũng như những rui ro có thể xảy ra cho khoản đầu tư. Tienao247 chúc các bạn thành công khi sử dụng mô hình Capm này.

Thông tin tổng hợp bởi: Tienao247.com