Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại và vai trò của tỷ giá hối đoái

Trong thời kỳ hội nhập giữa các quốc gia như ngày nay, việc trao đổi tiền tệ là đều không thể tránh khỏi. Đặc biệt ở lĩnh vực tài chính, khái niệm tỷ giá hối đoái được nhắc đến khá nhiều trong các giao dịch chứng khoán. Vậy hãy cùng tienao247, tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái. Cũng như các yếu tố khác, ảnh hưởng đến tỷ giá hiện nay như thế nào nhé!

Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái chính là tỷ lệ trong trao đổi đồng tiền giữa hai quốc gia với nhau. Hiểu đơn giản, đây là cách chuyển giá đồng tiền của một quốc gia này, sang đồng tiền một quốc gia khác. Ngoài ra, tỷ giá này còn được tính như giá trị tiền cần có, để mua được một một đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.

Tỷ lệ về giá trị của đồng tiền Việt Nam với đồng tiền quốc gia khác gọi là tỷ giá hối đoái.

Ví dụ như: Tỷ giá Euro/VNĐ = 25.054 tức là 25.054 VNĐ sẽ mua được 1 Euro hay 1 Euro = 25.054 VNĐ.

Tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng
Tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng

Các cách phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa trên những đặc điểm riêng, sẽ có những cách để phân loại tỷ giá hối đoái khác nhau. Dưới đây, tinao247 sẽ chia sẻ một số phương pháp phân loại, được sử dụng phổ biến nhất.

Phân loại đối tượng dựa vào xác định tỷ giá:

  • Tỷ giá chính thức: Được quyết định và ban hành trực tiếp bởi Ngân hàng trực thuộc Nhà nước. Từ cơ sở này, các đơn vị Ngân hàng thương mại hay đơn vị tín dụng sẽ dựa vào; và sẽ tính các tỷ giá mua vào hoặc bán ra của tiền tệ.
  • Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được đưa ra dựa trên mối quan hệ giữa cung cấp, nhu cầu của thị trường ngoại hối.

Phân loại theo giá trị tỷ giá

  • Tỷ giá danh nghĩa: Trừ đi các yếu tố liên quan trực tiếp đến các vấn đề về lạm phát. Tỷ giá hiện hành của tiền tệ chính là tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
  • Tỷ giá hoán thực: Ngược với tỷ giá trên, hối đoái hoán thực có tính đến các yếu tố liên quan lạm phát.

Phân loại dựa theo cách thức chuyển đổi ngoại hối

  • Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá đã được sắp xếp sẵn trên các đơn vị Ngân hàng thương mại. Tỷ giá chuyển đổi được thực hiện thông qua điện. Và được xem là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác nhau.
  • Tỷ giá thư hối: Tương tự như tỷ giá điện hối, tỷ giá thư hối được chuyển đổi thông qua hình thức bằng thư. Thông thường, các tỷ giá điện hối được tính cao hơn so với thư hối.

Phân loại dựa theo thời gian giao dịch ngoại hối

  • Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá được Ngân hàng lựa chọn, để thực hiện các giao dịch mua ngoại hối.
  • Tỷ giá bán: Là tỷ giá được Ngân hàng chấp nhận, để giao dịch bán ra ngoại hối.

Để tăng lợi nhuận, các ngân hàng thông thường sẽ đưa ra tỷ giá mua thấp hơn so với tỷ giá bán.

Phân loại dựa theo kỳ hạn thanh toán

  • Tỷ giá giao ngay: Là loại tỷ giá bởi các cơ quan về tín dụng, niêm yết ngay tại thời điểm đó hoặc giữa thỏa thuận đôi bên. Tuy nhiên, trong hai ngày sau khi thực hiện giao dịch; bắt buộc phải tiến hành thanh toán.
  • Tỷ giá kỳ hạn: Tương tự như tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn là mức tỷ giá đưa ra để thỏa thuận các bên. Mặc dù vậy, các thỏa thuận được đưa ra phải phù hợp. Dựa theo biên độ của tỷ giá Ngân hàng Trung ương đã được đưa ra trước đó.
Cách tính tỷ giá hối đoái
Cách tính tỷ giá hối đoái

Cách thức xác định tỷ giá hối đoái

Để tạo ra tỷ giá hối đoái cần có những phương thức xác định cụ thể, tỷ giá ở mỗi đất nước được xác định theo những phương pháp khác nhau. Có hai phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến nhất ở đây bao gồm: Tiếp cận đến thị trường tiền tệ và thị trường tài sản.

Cách thức tiếp cận đến thị trường tiền tệ

Ở đây, tỷ giá được tính theo lý thuyết về tỷ lệ thuận cùng sức mua. Tức là:

  • Tỷ giá hối đoái của một quốc gia với đồng tiền quốc gia khác; tăng lên khi lượng cung tiền tăng. Và tỷ giá chỉ được tính khi các điều kiện khác vẫn không bị thay đổi.
  • Tỷ giá cũng sẽ tăng lên nếu như bị kéo theo bởi sự gia tăng tỷ lệ lạm phát. Tương tự như trên, tỷ giá được tính khi không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khác.
  • Ngoài ra, sự gia tăng về thu nhập của công dân cũng góp phần tăng tỷ giá.

Cách thực tiếp cận đến thị trường tài sản

Đối với phương pháp này, các nhà đầu tư xem tỷ giá hối đoái như là mức giá để tính giá trị giữa hai tài sản. Ngoài ra, tỷ giá thị trường tài sản còn tính toán dựa trên khả năng mua trong tương lai.

Vì lý do đó mà việc tiếp cận này sẽ bị tác động của nhiều yếu tố, trong đó:

  • Dự kiến về tỷ suất tạo ra lợi nhuận của tiền tệ, được giao dịch trên thị trường.
  • Vấn đề về chuyển đổi tài sản
  • Khả năng rủi ro của tài sản

Công thức để tính tỷ giá hối đoái

Giữa hai đồng tiền đã được định giá, công thức tính như sau:

Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)

Đối với hai đồng tiền niêm yết giá có công thức tính:

Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)

Công thức tính để tính tỷ giá yết giá và đồng tiền định giá:

Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (USD/định giá)

Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Nền kinh tế, luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Vì vậy, tỷ giá hối đoái chiếm vai trò rất quan trọng. Đây cũng là cách thức, để kinh tế quốc gia hoạt động một cách ổn định.

  • Tỷ giá có vai trò trong việc đánh giá mức độ hàng hóa; trong và ngoài nước. Ngoài ra, đây cũng là công cụ để so sánh tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
  • Để giảm bớt sức cạnh tranh của các mặt hàng, tỷ giá cũng sẽ giảm theo. Có nghĩa là, giá trị hàng hóa khi được xuất khẩu cao hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này cho thấy, tỷ giá ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nước.
  • Tuy nhiên, khi tỷ giá được nâng cao thì giá cả hàng hóa cũng sẽ tăng theo, làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, trường hợp tỷ giá đối hoái bị giảm xuống; giá trị hàng hóa được nhập vào rẻ hơn. Và tỷ lệ lạm phát cũng sẽ được kiềm hãm mở mức ổn định

Kết luận

Bài viết trên đây của tienao247, giúp cung cấp thêm một số thông tin hữu ích về tỷ giá hối đoái và các khái niệm liên quan. Hy vọng bạn có thêm kiến thức, để có những chiến lực đầu tư phù hợp.

Thông tin: Tienao247.com