Mô hình nến nhật là một công cụ vô cùng điển hình trong phân tích kỹ thuật. Cũng là niềm tự hào to lớn của người Nhật khi tạo ra một công cụ hữu ích phục vụ trong giao dịch tài chính này. Đây là một công cụ diễn tả những biến động của giá, cũng như suy nghĩ của nhà đầu tư trong một giao dịch nhất định. Để các nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ hơn về mô hình này. Tienao247 sẽ truyền tải cho các bạn một ít thông tin hữu ích về mô hình phổ biến này.
Khái niệm về mô hình nến nhật
Japanese candlestick pattern là tên tiếng anh của mô hình này. Ngoài ra nó còn những cách gọi khác như mô hình nến, biểu đồ nến Nhât, nến Nhât,… Mô hình nến nhật là một dạng biểu đồ trong tài chính dùng để diễn tả những biến động của giá một tài sản. Ví dụ như là tiền tệ, tiền kỹ thuật số, cổ phiếu, hàng hóa,…
Biểu đồ của mô hình nến này có thể được sử dụng trong tất cả khung giờ kể cả là 1 năm; 1 tháng; hay 1 tuần cho đến 1 phút…Nhìn vào biểu đồ các trader có thể đoán được giá khi mới bắt đầu mở phiên, giá cao nhất, thấp nhất, giá khi chốt phiên trong phiên giao dịch ngày hôm đó.
Mô hình nến Nhật là một công cụ điển hình được phát hiện bởi Munehisa Honma (người Nhật Bản). Ông chính là một huyền thoại được giới tài chính. Được mệnh danh là “ông tổ” trong thị trường giao dịch tài chính.
Những đặc điểm của mô hình nến Nhật
Thân của nến và bóng nến chính là thành phần chính cấu tạo nên mô hình. Nếu một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ được cấu thành bởi những bộ phận dưới đây:
Thân của nến biểu thị giới hạn giá biến động giữa khung giờ mở và đóng cửa. Trong một khung giờ cụ thể:
- Giá mở cửa: Là giá khởi điểm trong phiên giao dịch.
- Giá đóng cửa: Là giá cuối cùng, lúc kết thúc phiên giao dịch.
Bóng của mô hình nến sẽ thể cho giá cao và giá thấp nhất ở trong phiên đó.
- Bóng nến bên trên: Là giá cao nhất trong phiên giao dịch đó.
- Bóng nến bên dưới: Là giá thấp nhất trong phiên giao dịch đó.
Bên cạnh đó, nến Nhật còn được hiển thị với 2 màu sắc đó là xanh và đỏ. Mỗi màu sẽ tượng trưng cho một ý nghữi khác nhau:
- Màu xanh (tăng điểm): Giá mở cửa < giá đóng của. Điều này thể hiện giá tăng
- Màu đỏ(giảm điểm): Giá mở cửa > giá đóng cửa. Điều này thể hiện giá giảm.
Ý nghĩa của nến Nhật
Mô hình nến Nhật phản ánh được những hành động giá của bên mua và bên bán trên thị trường. Nhìn vào mô hình này các nhà phân tích sẽ có thể biết được bên nào đang chiếm ưu thế. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn lệnh buy hay sell. Chi tiết:
Nếu nến xanh dài cho thấy bên mua đang bị thất thế. Ngược lại nến có màu đỏ bên bán chiếm thế thượng phong. Thân nến dài cho thấy sức ép mua bán càng khủng.
Bóng của nến trên và dưới thể hiện được những sự thay đổi của giá ở phiên giao dịch đó.
- Nếu bóng nến trên của cây nến dài và bóng dưới ngắn thì biểu hiện cho bên mua đang kéo giá lên cao. Nhưng vì một số lí do nào đó trong giao dịch mà bên mua lại đẩy giá xuống trở lại. Làm cho giá khi đóng và mở cửa sát nhau.
- Ngược lại nếu bóng dưới dài và bóng trên ngắn thì nó biểu thị cho bên bán quản lí thị trường và đẩy giá thấp xuống. Nhưng bị phe mua tham gia vào đẩy giá lên cao. Làm cho giá đóng và mở cửa sát nhau
- Trường hợp khác nếu thân của nên ngắn và không có bóng nến điều này thể hiện bên mua và bán đều không dành thời gian kiểm soát thị trường. Ngược lại nếu bóng nên đều nhau cho thấy cả 2 bên đều dành thời gian kiểm soát thị trường.
Những loại mô hình nến nhật phổ biến trong tài chính
Trong tài chính bạn sẽ bắt gặp rất nhiều mô hình nến khác nhau. Những dựa vào những tính chất và đặc điểm của nó người ta chia thành 2 loại như sau:
Nến Nhật đảo chiều
Những mô hình này sẽ là dấu hiệu cho các nhà phân tích biết sự đảo chiểu của xu hướng đó. Nếu hính thành sau một xu hướng giảm là dấu hiệu đi lên. Ngược lại hình thành sau một xu hướng tăng giá là dấu hiệu xoay chiều giảm giá xuống.
Nhờ vào mô hình này, mà các nhà phân tích đoán được điểm giá xoay chiều. Từ đó ấn định điểm vào và thoát lệnh hợp lí nhất. Giới thiệu đến các bạn một số biểu đồ nến đảo chiều: biểu đồ nến Engulfing, biểu đồ Evening Star, Hammer,…
Nến Nhật tiếp diễn
Mô hình này sẽ là dấu hiệu cho thấy giá vẫn đang có xu hướng di chuyển đúng và không có hiểu biện của sự xoay chiều. Khi mô hình này xuất hiện các nhà đầu tư có thể giữ nguyên lệnh cho đến lúc có tín hiệu đảo chiều.
Giới thiệu đến các bạn một số biểu đồ nến phổ biến trong thực tế: biểu đồ Rising Three Method, biểu đồ Falling Three Method, và Harami,…
Đây chính là những mô hình nến nhật phổ biến đã được thống kê và phân loại. Giúp các nhà đầu tư dễ nắm bắt hơn
Một số hạn chế của mô hình nến Nhật
Mặc dù là mô một công cụ đắc lực trong phân tích nhưng nó vẫn có tồn tại một số hạn chế đó là:
Quá nhiều mô hình nến Nhật: Mặc dù đã được phân loại và thống kê những số lượng của nó vẫn quá nhiều khiến các nhà đầu tư dễ bị nhầm lẫn và không thể nào nắm rõ hết được
Không dự báo được tương lai: Nó chỉ có thể cho biết nhữn diễn biến hiện tại. Và không thể nào dự đoán được những diễn biến trong tương lai.
Khung thời gian càng nhỏ thông tin càng không chính xác: Theo các nhà phân tích chuyên nghiệp khung thời gian quá nhỏ sẽ khiến thông tin bị sai lệch. Do đó các nhà đầu tư nên phân tích da khung thời gian. Bên cạnh đó xâu chuỗi các chỉ báo là điều vô cũng quan trọng.
> Xem thêm:
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về mô hình nến Nhật mà chúng tôi đã tìm hiểu. Nhằm cung cấp thêm cho những nhà phân tích và giao dịch những kiến thức để có thể phân tích thười điểm đặt lệnh chính xác nhất. Đây là một mô hình cực kì phổi biến trong thị trường ngoại hối. Mong rằng những nội dung trên đây đã đưa quý đọc giả đến gần hơn với thị trường đầu tư. Tienao247.com rất hy vọng được đồng hành cùng các bạn đọc trong những nội dung bổ ích sau.
Thông tin tổng hợp: Tienao247.com