Đường RSI là một chỉ số báo hiệu có vai trò rất quan trọng mà tất cả các trader đều phải nắm vững. Ngay từ khi bắt đầu tham gia vào đầu tư thị trường forex hay là bất kì một thị trường đầu tư nào khác. Mặc dù đóng vai trò rất quan trọng nhưng không phải ai cũng nắm và hiểu được định nghĩa cũng như cách sử dụng đối với đường RSI. Điều này khiến cho các trader đưa ra những quyết định sai lầm. Chính vì lí do đó bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ được những nội dung về RSI như định nghĩa, ý nghĩa,…Để các trader có thể đưa ra cho mình quyết định đầu tư đúng đắn.
Định nghĩa đường RSI
RSI là viết tắt của Relative Strength Index. RSI còn được gọi với tên gọi khác trên thị trường là chỉ số sức mạnh tương đối. RSI là một chỉ số trong phân tích kỹ thuật. Nhằm hỗ trợ cho giai đoạn phân tích giá trị sản phẩm của thị trường đầu tư forex.
Nói cơ bản, đường RSI được hình thành để tính toán đo lường mức biến đổi của giá. Trong múi thời gian gần đây nhất. Nhờ đó, có thể giúp các nhà đầu tư nhận định chính xác thời điểm mua vượt mức và thời điểm bán vượt mức.
RSI được biểu thị theo một bộ chuyển động từ 0-100. Nó là đồ thị dịch chuyển qua lại giữa hai điểm cực trị.
Ý nghĩa của chỉ số RSI
Đối với bản thân các nhà đầu tư forex, chỉ số RSI là một chỉ số báo hiệu cực kì quan trọng. Dựa vào chỉ số này người chơi có thể xác định được lúc nào nên đặt lệnh cũng như thời điểm thích hợp đóng lệnh. Dưới đây là một số ý nghĩa của chỉ số RSI mà các nhà giao dịch nên nắm khi giao dịch trong thị trường forex.
Đường RSI hiển thị vùng mua vượt mức (overbought)
Khi vượt quá ngưỡng 70 đường RSI được xem là vùng mua vượt mức. Lúc này giá đã đạt đến đỉnh điểm và có chiều hướng chuyển đổi giảm giá.
Đường RSI hiển thị vùng bán vượt mức (oversold)
Khi đường RSI rới xuống ngưỡng 30 chính là vùng bán quá. Lúc này giá đang đi trên đà đụng đáy và sau đó sẽ có giai đoạn điều tiết để giá trở lại đà tăng.
Tóm tắt lại: Một khi đã xác định được ở đâu là vùng mua vượt quá và bán quá người chơi sẽ biết được rằng đâu là thời điểm thích hợp để đặt lệnh bán ra và mua vào. Nhờ đó có thể mang lại lợi nhuận khi đầu tư cho bản thân.
Công thức tính toán chỉ số RSI
Cụ thể ta có công thức như sau:
RSI = 100 – 100/1+RS
Giải thích các đơn vị:
- RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm
- RSI thường sử dụng là đương RSI 14
Phương pháp để sử dụng đường RSI có hiệu quả
Chỉ số RSI là một trong những chỉ số báo hiệu cực kì quan trọng. Nó hỗ trợ cho các nhà đầu tư nhận định được đúng xu hướng giá của sản phẩm đề tham gia vào lệnh. Một khi sử dụng chỉ số RSI việc bắt buộc là bạn phải hiểu rõ về về cả ý nghĩa lẫn đặc điểm của nó. Từ đó mới nhận định được chính xác nhất thời điểm đặc luận. Nội dung bên dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những hướng dẫn sử dụng đường RSI hiệu quả nhất. Để bạn có thể áp dụng được ngay.
Phân tích trên nhiều khung giờ
Bước đầu tiên: Tìm hiểu và nhận định xu hướng. Trên giờ một giá sẽ hiển thị ở ngưỡng bán vượt mức hay mua quá mức. Chi tiết nếu thấy giá di chuyển đến vùng bán vượt mức (RSI < 30). Đây chính là báo hiệu cho thị trường xoay chiều từ giảm đến tăng giá. Lúc này bạn di chuyển qua H4 để tham gia vào lệnh mua.
Trái lại khi giá bước vào vùng mua vượt mức (RSI > 70). Đây chính là báo hiệu cho thị trường xoay chiều từ tăng thành giảm. Tiếp tục lúc này bạn vào H4 để tham gia lệnh bán.
Bước tiếp theo: Xác định thời điểm tham gia vào H4
Thời điểm xác định được xu hướng của thị trường; bạn cần di chuyển sang lệnh H4 để quyết định điểm mua và bán.
- Giá vào vùng bán vượt mức trên H4 sẽ đặt lệnh mua
- Giá vào mua vượt mức trên H4 sẽ đặt lệnh bán
Kết hợp giữa chỉ số RSI và Moving Average Moving Average
Khi kết hợp chỉ số RSI với các chỉ số báo hiệu khác nó có thể đem lại kết quả tốt hơn. Để có thể làm được điều đó bạn cần thực hiện những bước sau đây:
Bước đầu tiên: Ở đường RSI 50 trên biểu đồ bạn tạo ra 1 đường ngang.
Bước tiếp theo: Tham gia vào lệnh mua khi SMA30 cắt lên SMA 100 và RSI lớn hơn 50. Rời khỏi lệnh khi SMA30 cắt xuống SMA 100 và RSI bé hơn 30.
Còn với lệnh bán ra những người chơi sẽ tham gia vào khi SMA30 giảm xuống SMA 100 và RSI < 50. Đóng lệnh khi MA30 tăng lên SMA 100 và chỉ số RSI > 70.
Thực hiện giao dịch ở điểm giá phân kỳ
Đây là giai đoạn mà đường RSI có xu hướng đi khác với nhau. Ở thực tế sẽ có 4 điểm phân kỳ những trong đó chỉ có 2 điểm rõ rệt là:
- Phân kỳ tăng: Khi giá tạo ra một đáy thấp nhứng đường RSI lại tạo đáy cao hơn, chính là dấu hiệu để nhận biết phân kỳ tăng. Nó có thể là chính là một báo hiệu cho sự xoay ngược chiều giá từ giảm đến tăng của thị trường.
- Phân kỳ giảm: Sẽ nghịch đảo với phân kì tăng. Giá sẽ tạo nên đỉnh cao còn RSI sẽ tạo ra đỉnh thấp. Nó chính là dấu hiệu cho giá xoay chiều từ giá tăng thành giá giảm.
Trên đây chính là những hướng dẫn sử dụng đường RSI hiệu quả nhất. Nhằm giúp các bạn nhận định được thời điểm mua và bán để có giao dịch thành công.
>>>Xem thêm:
- Tìm hiểu về mô hình nến sao Mai
- Đôi nét về nến Doji cho các nhà đầu tư
Kết luận
Với nội dung bài viết mà tienao247 đã tổng hợp trên đây. Hy vọng các bạn đã hiểu được định nghĩa cũng như cách để sử dụng đường RSI một cách hiệu quả. Ngoài ra khi tiến hành các hoạt động giao dịch các trader và người chơi nên tìm hiểu chi tiết hơn về các xu hướng của thị trường trong tương lai. Để có thể đưa ra những quyết định, nhận định cẩn thận và đúng đắn hơn trong quá trình mua, bán. Nói khái quát RSI chỉ mới mang tính khách quan chứ nó chưa thật sự bao quát được hết các thông tin. Chính vì vậy bạn nên kết hợp nó với những chỉ báo khác để đưa ra quyết định thông minh nhất.
Thông tin tổng hợp: Tienao247.com