Chi phí cơ hội là gì? Các cách để xác định được chi phí cơ hội

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các lĩnh vực đầu tư liên quan cũng mọc lên như nấm. Ngành chứng khoán được đánh giá là một trong những ngành đầu tư tài chính lớn nhất. Sau đó, một số kênh tài chính khác cùng xuất hiện như thị trường ngoại hối Forex, CFD,… Điểm chung của các kênh đầu tư này đều hướng đến cơ hội lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được. Trong đó, các chi phí cơ hội được xem là một trong những khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài chính.

Hiểu đơn giản thì chi phí cơ hội như là những giá trị về lợi ích mà công ty đã lướt qua. Để hiểu rõ hơn hãy cùng với tienao247 thông qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Chi phí cơ hội nghĩa là gì?

Chi phí cơ hội với tên tiếng Anh là Opportunity Cost. Đây được xem là một giá trị đại điện cho lợi ích của doanh nghiệp. Trong khi các doanh nghiệp đã bỏ qua những lợi ích này mà đưa vào một phương án khác để thay thế.

Hiểu đơn giản nhất, tại đây thường dùng để phản ánh những giá trị những nguồn lực vào hàng hóa. Các giá trị này sẽ ngang bằng với những cơ hội bị bỏ qua.

Các báo cáo tài chính thường sẽ không hiển thị nội dung của các chi phí. Tuy nhiên các chủ của doanh nghiệp vẫn có khả năng sử dụng có có quá nhiều chi phí lựa chọn.

Ví dụ cụ thể: Một khách hàng X đang có hiện tại là 200 triệu đồng. Khách hàng có hai sự lựa chọn là gửi ngân hàng để nhận mức lãi 10 triệu một năm. Hoặc là mua vàng với mức lãi nhận được là 15 triệu một năm. Nếu khách hàng chọn việc mua vàng thì chi phí cơ hội ở đây sẽ là 5 triệu.

Khái niệm về chi phí cơ hội
Khái niệm về chi phí cơ hội

Cách để xác định được chi phí cơ hội

Công thức tổng quát dùng để xác định chi phí cơ hội là: OC = FO – CO

Trong đó:

OC: Tên viết tắt của chi phí cơ hội

FO: Lợi nhuận thu được của lựa chọn lãi nhất

CO: Lợi nhuận của lựa chọn đã được chọn

Công thức tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội

Ví dụ cụ thể giúp nhà đầu tư hiểu hơn về công thức này như sau. Nếu một nhà đầu tư Y đang có trong tài khoản là 500.000 triệu và đang tìm kiếm đối tượng để đầu tư. Hiện tại đang có hai phương án cho nhà đầu tư như sau:

Phương án đầu tiên: Sẽ đầu tư 500.000 triệu vào việc mua cổ phiếu chứng khoán. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sẽ nằm ở mức 12% trên một năm. Nhà đầu tư sẽ có khả năng kiếm được đến 60 triệu một năm.

Phương án thứ hai sẽ là đầu tư sang những trang thiết bị để sản xuất. Đối với cách lựa chọn này nhà đầu tư chỉ có thể nhận 10% một năm. Lợi nhuận tương ứng thu về được sẽ là 50 triệu đồng.

Khi nhà đầu tư đã tiến hành lựa chọn phương án thứ 2 là đầu tư vào thiết bị. Cách tính chi phí sẽ được tính như sau: OC = 60 – 50 = 10 triệu.

Phân biệt giữa 2 chi phí phổ biến

Trong các hoạt động liên quan đến kinh doanh thì chi phí cơ hội (CCCH) và chi phí chìm (CCC) luôn được nhà kinh doanh quan tâm. Cả hai loại thường có ảnh hưởng đến những quyết định của chủ doanh nghiệp; từ đó tính toán được lợi nhuận nhận được. Giữa hai loại chi phí này vẫn có những đặc điểm khác nhau, một số đặc điểm phải kể đến như là:

Về bản chất: CCCH thường không phải là một khoản dùng để thực chị. Đây là lợi ích đã bị doanh nghiệp bỏ lỡ và thay bằng một sự lựa chọn khác. Trong khi CCC chính là những chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra. Thậm chí doanh nghiệp còn không thể thu hồi được dù bất kể phương án nào.

Các tác động đến quyết định đầu tư: Các doanh nghiệp sẽ tính toán các CCCH trước khi tiến hành đầu tư hoặc đưa ra những quyết định quan trọng. Trong khi CCC lại thường bị loại ra khỏi các sự lựa chọn đó. Do bản chất của CCC là không thể thực hiện được các khoản thu hồi.

Quy luật đưa đến sự tăng dần chi phí

Giả sử cho một doanh nghiệp về kinh tế nông nghiệp với hai ngành chính là sản xuất cà phê và sản xuất gạo. Khi doanh nghiệp chuẩn bị các thiết bị như máy móc để sản xuất ra cà phê thì sẽ không dùng được với gạo. Và ngược lại, các thiết bị dùng cho gạo cũng không thể đổi qua được cho cà phê.

Cũng vì vậy, để tạo được mức hàng hóa ngang như nhau là rất khó. Để đảm bảo về số lượng đó, các doanh nghiệp sẽ cần phải có sự hy sinh cho một loại khác. Đây được xem như là đại diện cho quy luật để các chi phí cơ hội được tăng dần lên.

>> Xem thêm: Vàng trắng Italy 750 là vàng gì?

>> Xem thêm: Có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không?

Kết luận

Tóm lại, chi phí cơ hội được hiểu như là khoản chi phí được sử dụng nguồn lực. Mang tính chất khan hiếm trong quá trình sản xuất hàng hóa và những giá trị này thường bị doanh nghiệp bỏ qua sự lựa chọn. Các lợi ích từ đây cũng sẽ bị mất đi khi chọn một phương án khác để thay thế.

Các cá nhân, các tổ chức hay một doanh nghiệp đều luôn bị giới hạn bởi một nguồn lực nào đó. Vì vậy, xác định rõ chi phí cơ hội sẽ giúp giảm được các chi phí trong cơ hội. Đi cùng đó, các cơ hội về nguồn lực cũng sẽ được tăng mạnh về hiệu quả một cách tối đa nhất.

Trên đây là những thông tin mà tienao247 đã thu thập và tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này các Trader đã bổ sung cho mình thêm kiến thức về đầu tư tài chính.

Thông tin: tienao247.com