Bảo hiểm hàng hóa là gì? Cách phân loại bảo hiểm hàng hóa?

Trong quá trình trao đổi cũng như vận chuyển các mặt hàng từ nơi bán đến nơi thu mua. Những rủi ro thế thể xảy ra bất kỳ lúc nào mà không ngờ tới. Những rủi ro dễ thấy nhất là cháy nổ, va đập hay bão lũ. Trong khi các mặt hàng hóa vận chuyển là những mặc hàng mang lại giá trị lớn. Không những ảnh hưởng về thời gian giao dịch mà những rủi ro đó còn gây tổn thất nhiều đến tài chính công ty. Vậy cần có phương pháp nào để hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả? Bảo hiểm hàng hóa được xem giải pháp tốt nhất để giúp bạn điều này. Vậy bảo hiểm hàng hóa được hiểu là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây cùng tienao247 nhé!

Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hóa là nghĩa vụ từ phía các bên bảo hiểm nhằm đảm bảo cho người mua. Trong đó, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán trong trường hợp hàng hóa vận chuyển do nguy hiểm bị mất mát hoặc hư hỏng. Các rủi ro này đều đã được quy định rõ ràng trong đơn bảo hiểm. Để được bảo hiểm hoàn trả thì khách hàng phải trả một khoản tiền, gọi tắt là phí bảo hiểm.

Không một ai có khả năng lường trước được những rủi ro có thể đến ngay cả những hợp đồng kỳ hạn. Bảo hiểm hàng hóa như một công cụ bảo vệ. Và giảm thiểu thiệt hại do rủi ro gây ra như hàng hóa bị hư hỏng, hỏa hoạn, các thiên tai từ thiên nhiên. Hoặc thậm chí là hàng hóa bị hư hỏng và các đối tượng khác va đập.

 

Khái niệm về bảo hiểm hàng hóa
Khái niệm về bảo hiểm hàng hóa

Việc mua bảo hiểm hàng hóa cần được thực hiện trước khi xuất hiện rủi ro. Nó có thể xảy ra trước khi hàng được vận chuyển đi. Trên thực tế, bảo hiểm không có khả năng ngăn ngừa được các rủi ro. Nó chỉ có khả năng là giảm thiểu thiệt hại khi có những biến cố.

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay là không?

Mua bảo hiểm hàng hóa là một trong những quyết định mang tính chất quan trọng. Bởi vì hầu hết các công việc vận chuyển hàng hóa có thể quyết định hoạt động kinh doanh của một cá nhân hay một công ty. Việc tham gia giao nhận hàng hóa cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không lường trước tình trạng của món hàng. Bảo hiểm ra đời như là một giải pháp giúp giải quyết tốt nhất trong mọi tình huống.

Một số lý do nên sử dụng bảo hiểm hàng hóa phải kể đến như là:

Trong trường hợp không may xảy ra sự cố không mong muốn, các cá nhân và doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm bồi thường để giảm bớt thiệt hại. Mức bồi thường của các công ty hàng năm thường rất cao, chiếm khoảng 60% đến 80% thu nhập phí bảo hiểm.

Có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không
Có nên mua bảo hiểm hàng hóa hay không

Giảm thiểu rủi ro bằng cách hạn chế tổn thất thông qua cải thiện công tác kiểm tra. Các hoạt động bảo quản cùng với việc kết hợp các biện pháp ngăn ngừa.

Mang lại lợi ích cho nền kinh tế của quốc gia, đóng góp vào tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại hối của Nhà nước. Nếu nhà nhập khẩu / xuất khẩu nhập hàng với giá FOB, CF và xuất khẩu với giá CIF, CIP sẽ tạo ra sức cạnh tranh cho bảo hiểm trong nước so với thế giới.

Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu gặp rủi ro thiệt hại. Các công ty bảo hiểm vẫn sẽ hỗ trợ về mặt pháp lý cho những người liên quan. Trong trường hợp có tranh chấp với tàu hoặc tài sản của tàu.

Điều kiện cần có để tham gia vào bảo hiểm

Để tham gia vào các loại bảo hiểm, cá nhân hay doanh nghiệp cũng cần đáp ứng đủ các điều kiện của công ty bảo hiểm. Ba điều kiện được xem là quan trọng nhất gồm có là:

Đối tượng nằm trong nhóm bảo hiểm hàng hóa

  • Tài sản, đối tượng là mặt hàng hay vật thể, một quyền lợi dễ gặp rủi ro.
  • Hàng hóa dùng di chuyển trong nước và các quốc gia trên thế giới.

Phạm vi thực hiện bảo hiểm

  • Kể từ thời điểm chuyến đi của đơn vị được bảo hiểm tính là bắt đầu. Kết thúc việc vận chuyển hàng hoá được tính kể từ thời điểm hàng hoá được dỡ khỏi phương tiện vận chuyển.
  • Các sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng các đường giao thông từ đường bộ, đường biển, đường hàng không hay thâm chí là đường sắt.
  • Không gian dùng để lưu trữ tạm thời để vận chuyển ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng đều có rủi ro.
  • Mở rộng phạm vi bảo hiểm hàng hóa trong trường hợp di chuyển bên trong. Việc lưu kho hoặc các mối nguy phức tạp khác.
  • Rủi ro được bảo hiểm dựa trên quy định của điều khoản từ công ty bảo hiểm.

Các thông tin cần cung cấp để mua được bảo hiểm hàng hóa

Để tham giao vào hệ thống bảo hiểm, các cá nhân hay doanh nghiệp cần cung cấp một số thông tin như sau:

  • Thông tin liên quan về người và phương tiện: Thông tin đầy đủ của người được bảo hiểm. Tên chủ của phương tiện di chuyển. Các loại phương tiện và số đăng ký giấy phép.
  • Thông tin về mặt hàng đang vận chuyển: Đây là yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp phải đảm bảo. Các thông tin quan trọng và chi tiết lô hàng. Những thông tin như: tên sản phẩm, loại bao bì sử dụng, quy tắc thực hiện đóng gói, ký hiệu mã, trọng lượng hàng hóa, số lượng chứa và quan trọng nhất là giá trị của sản phẩm.
  • Tuyến đường vận chuyển: Cho biết điểm đi và điểm đến, địa điểm trung chuyển (nếu có). Thời gian đi và đến dự kiến ​​của phương tiện vận chuyển. Nội dung này là cơ sở để đại lý bảo hiểm đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến khu vực địa lý như: Thời tiết, khí hậu, an toàn, tình hình chính trị, v.v. Các vấn đề liên quan đến điều kiện bảo quản cũng như độ an toàn của sản phẩm.

Cách phân loại bảo hiểm hàng hóa

Có hai hình thức dùng để phân loại bảo hiểm như sau:

Đối với hàng hóa nội địa: Đây được xem là loại hình bảo hiểm cho việc vận chuyển các mặt hàng trong nước. Mua bảo hiểm trong nước thường nhắm đến các sản phẩm đường dài theo tuyến Bắc – Nam và giá trị cao.

Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu: Hàng hóa sẽ được vận chuyển trên toàn thế giới bằng tất cả các đường giao thông có thể di chuyển được. Bảo hiểm trong xuất nhập khẩu được coi là một yêu cầu bắt buộc trong các hợp đồng kinh liên quan đến doanh quốc tế.

>>>Xem thêm:

Kết luận

Trong gian đoạn khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc mua bảo hiểm hàng hóa thật sự là cần thiết. Trong khi các rủi ro có thể đến bất lì lúc nào mà doanh nghiệp khó lường trước được. Vì vậy, bảo hiểm ra đời như một công cụ để đảm bảo cho doanh nghiệp.

Trên đây là các thông tin chi tiết về bảo hiểm mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng các kiến thức trên đây đã giúp khách hàng hiểu thêm về bảo hiểm hàng hóa tại Việt Nam.

Thông tin: tienao247.com