Vào khoảng thời gian năm 2017 và 2021, trong giai đoạn uptrend này những dự án launchpad được mọi người quan tâm rất nhiều do lợi nhuận có thể lên gấp 100 lần. Vậy Launchpad trong crypto là gì? Những điểm mạnh của nó có thể giúp gì trong thời kỳ bull-run sắp đến?
Launchpad Crypto là gì?
Là một platform chuyên hỗ trợ những Web3 mở bán token/NFT đầu tiên với các hình thức như IDO, IEO…Launchpad ra đời với mục đích kết nối người dùng đến với những dự án tiềm năng ban đầu, bên cạnh đó còn giúp startup có thể gọi vốn từ cộng đồng.
Các launchpad đều có quy trình và những điều kiện thẩm định startup khác nhau như tokenomic, khả năng bảo mật…điều này sẽ mang lại quyền lợi cho người dùng tránh đầu tư vào các dự án không minh bạch,
Launchpad là một trong các nền tảng được nhiều người quan tâm theo dữ liệu từ Cryptorank. Với mức ROI lên tới 3000% thậm chí 19000%. Một vài ví dụ launchpad hot trên thị trường như Binance Launchpad, Coinlist…
3 mô hình gọi vốn chính trên Launchpad Crypto
Stake-to-access
Là mô được hầu hết các dự án launchpad sử dụng. Người dùng phải stake token được yêu cầu để đủ điều kiện nhận suất (allocation) đầu tư vào startup. Lượng stake càng cao, allocation càng nhiều.
- Ưu điểm: Stake-to-access có chức năng làm tăng giá trị và duy trì tính ổn định cho launchpad. Như Binance Launchpad, người dùng cần phải stake token BNB để nhận allocation của dự án startup.
- Nhược điểm: Nhưng stake-to-access cũng có nhược điểm như mô hình đa cấp ponzi theo thời gian. Khi tỷ lệ giữa token launchpad và allocation càng lớn, nghĩa là mọi người cần phải bỏ nhiều tiền hơn để được sở hữu allocation. Đã có một trường hợp khi đầu tư $30.000 nhưng chỉ thu về $20 của dự án.
First-come First-served (FCFS)
Như cái tên của nó, đây là mô hình theo kiểu “người đến trước phục vụ trước” nhưng lượng allocation sẽ được giới hạn cho mỗi người. FCFS là hình thức rất phổ biến trong lĩnh vực NFT.
- Ưu điểm: FCFS mang lại tính công bằng cho mọi người mà không cần phụ thuộc vào tài sản stake như stake-to-access
- Nhược điểm: Đây là mô hình mà tất cả mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và không có qua nhiều điều kiện khi tham gia. Vì vậy, một vài trường hợp startup đã dùng FCFS không đủ vốn cũng như lượng token/NFT không bán hết.
Mô hình NFT
Bên cạnh 2 mô hình trên, để trảnh rủi ro ponzi mà một số launchpad đã dùng mô hình NFT. Nghĩa là mọi người dùng NFT của launchpad để bảo đảm allocation, thay vì chỉ dựa vào tỷ lệ phân bổ allocation qua lượng token stake.
Nếu một dự án Web3 có nhiều nhà đầu tư tham gia, allocation sẽ không chia theo số token mà phải chia đều theo lượng NFT.
- Ưu điểm: Cho mọi nhà đầu tư có cơ hội ngang nhau do tỷ lệ phân bổ token dự án cho những NFT là bằng nhau.
Điểm mạnh của Launchpad trên thị trường Crypto
- Dưới góc nhà đầu tư: Launchpad hỗ trợ họ tiếp cận đến các dự án startup sớm để mua token với giá hợp lý và cơ hội lại cao hơn so với bình thường.
- Dưới góc những dự án startup: Launchpad cho phép họ kêu gọi vốn từ cộng đồng dễ dàng hơn, thay vì gọi vốn từ những quỹ đầu tư với nhiều điều khoản kèm theo.
Các quy định pháp lý được áp đặt lên Launchpad
Để tồn tại thì tất nhiên những Launchpad đều phải tuân thủ các quy định pháp lý của mỗi quốc gia khác nhau. Một vài quốc gia launchpad không được phép mở bán như: Coinlist không được phép ở Cuba, Canada…
Đối với nhà đầu tư: Để hạn chế được tình trạng khủng bố, rửa tiền thì launchpad bắt buộc người dùng phải KYC để xác minh danh tính. Với quy trình giảm rủi ro bot tham gia quy trình KYC sẽ giúp launchpad tránh được nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Đối với dự án: Nhờ việc đánh giá xếp hạng nhiều bậc launchpad sẽ giúp mọi người tham gia vào những dự án uy tín, tránh những trường hợp xấu như Pump, Dump…từ những quỹ đầu tư hay dự án đó;.
Tổng kết
Qua bài viết vừa rồi tienao247 đã giúp mọi người tóm tắt được những thông tin chính của nền tảng launchpad. Cảm ơn mọi người đã theo dõi!
Tổng hợp: Tienao247.com