Thặng dư vốn cổ phần là gì? Cách tính và tăng giảm vốn điều lệ

Thặng dư vốn cổ phần là khái niệm được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây được hiểu như là mức chênh lệch giữa giá công khai và mức giá thực tế. Thặng dư có công thức tính riêng và những điều lệ dựa theo quy định Nhà nước. Mặc dù vậy, số lượng các nhà đầu tư hiểu rõ về nó không nhiều. Vì thế hãy cùng với tienao247 chia sẻ các kiến thức về thặng dư vốn cổ phần đến các bạn đọc chưa hiểu cũng như chưa hiểu rõ về nó nhé.

Thặng dư vốn cổ phần là gì?

Thặng dư vốn cổ phần có tên tiếng Anh là Capital surplus, được gọi với tên đầy đủ là thặng dư vốn trong công ty cổ phần. Hiểu đơn giản thì đây chính là con số khác biệt về chỉ số giá trị so với giá trị thực tế. Thặng dư có công thức để tính như sau:

Thặng dư cổ phần giá trị = (giá phát hành – mệnh giá) x các số phát hành

Cách tính thặng dư vốn cổ phần
Cách tính thặng dư vốn cổ phần

Ví dụ về thặng dư vốn cổ phần

Để hiểu rõ hơn về thặng dư, tienao247 sẽ đưa ra ví dụ cụ thể giúp nhà đầu tư có thể hình dung rõ ràng hơn. Ví dụ một doanh nghiệp ABC hiện tại đang phát hành ngoài thị trường 100.000 cổ phiếu. Giá của các cổ phiếu hiện tại là 100.000 một cổ phiếu. Vậy tổng số tiền của doanh nghiệp sau khi giao dịch cổ phiếu đạt được 10 tỷ đồng.

Trong quá trình giao dịch cổ phiếu, nhận thấy nhu cầu mua cổ phiếu nên doanh nghiệp đã tiến hành lên giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu lúc này là 200.000 một cổ phiếu. Vì vậy, tổng số tiền nhận được khi bán cổ phiếu là 20 tỷ đồng.

Vì vậy, số tiền chênh lệch giữa mức giá từ lúc đầu và giá bán thực tế sẽ là 10 tỷ đồng. Vậy số tiền thặng dư của doanh nghiệp ABC sẽ là 10 tỷ đồng.

Ý nghĩa của thặng dư là

Ý nghĩa của thặng dư vốn cổ phần
Ý nghĩa của thặng dư vốn cổ phần

Đây chính là số vốn hình thành được sau quá trình phát hành thêm các cổ phần khác. Điều này cũng khác so với các hình thức như đầu tư đáo hạn hay gửi khoản tiết kiệm.

Các khoản tiền trong thặng dư sẽ tự động chuyển sang cổ phần. Sau đó, cổ phần này sẽ được chuyển trực tiếp vào các vốn của công ty trong thời gian tới. Ban đầu, các khoản này vẫn sẽ tách biệt với các cổ phần công ty. Thặng dư chỉ được xác nhập khi chuyển vào vốn đầu tư của các doanh nghiệp chứng khoán.

Những quy định về thặng dư vốn trong công ty cổ phần

Nhà nước đã quy định rõ về các mức thặng dư, cụ thể như sau:

Khi thực hiện giao dịch giữa các cổ phiếu quỹ, các phần chênh lệch thời gian sau sẽ không được tính trong hạch toán. Phần chênh lệch đó được tính kể từ khi phát hành cổ phiếu đến khi thay đổi mệnh giá cổ phiếu. Các khoản thặng dư đó thông thường sẽ không cần tính thuế thu nhập. Các mức thuế về VAT, giá trị gia tăng cũng sẽ không tính trong đây.

Trong trường hợp các mức quỹ bán của doanh nghiệp thấp hơn so với giá mua vào. Hay thậm chí các mức giá bán mới phát hành nhỏ hơn với mệnh giá công bố. Phần chênh lệch giữa các mức giá sẽ được giảm xuống. Các doanh nghiệp niêm yết chứng khoán lúc này sẽ không cần hạch toán.

Ngoài ra, vốn thặng dư còn có thể dùng để bù vào khi không sử dụng các lợi nhuận trước thuế. Trường hợp các vốn thặng dư không đủ, doanh nghiệp sẽ dùng đến lợi nhuận sau thuế hoặc quỹ công ty.

Cách tăng giảm vốn điều lệ của công ty

Dựa theo những quy định về tài chính chứng khoán, các doanh nghiệp có khả năng tăng giảm các vốn điều lệ của mình.

Cách tăng vốn điều lệ

Để có thể tăng được vốn điều lệ. Doanh nghiệp thường có xu hướng đi theo 2 cách. Trong đó cụ thể như sau:

Trường hợp thứ nhất đầu tiên. Khi doanh nghiệp chuyển thặng dư với ý định quan trọng nhất là nhằm tăng vốn điều lệ. Khi muốn thực hiện được nó, doanh nghiệp bắt buộc phải thỏa mãn đầy đủ những yếu tố đặt ra. Khi đó giá trị cổ phiếu phải cao hơn so với mức vốn được đưa ra lúc đầu. Từ đó, phía bên doanh nghiệp chỉ được tăng vốn điều lệ với một điều kiện tiên quyết. Đó là họ chỉ có thể tăng vốn dựa theo những mức chênh lệch được nêu ra.

Trường hợp thứ hai khi doanh nghiệp chưa bán được hết các cổ phiếu phát hành. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng khoảng chênh lệch khi tăng thặng dư với giá vốn ban đầu. Mức chênh lệch này có thể tính với các cổ phiếu vẫn chưa được bán hết.

Đồng thời, khi xem xét mở mức vốn cổ phiếu quý vẫn chưa bán cao hơn nguồn vốn. Doanh nghiệp lúc này sẽ không được phép tăng vốn điều lệ theo nguồn vốn ban đầu.

Cách giảm vốn điều lệ

Việc đăng kí giảm vốn điều lệ ban đầu thường thực hiện ở các doanh nghiệp có nhu cầu trong việc đổi ngành nghề. Ngoài ra, có thể với những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh ở mức nhỏ; hay đặc biệt hơn là những doanh nghiệp phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

Ngoài ra, vốn điều lệ công ty có thể điều chỉnh giảm xuống khi doanh nghiệp đang ở mức thua lỗ liên tục 3 năm liền. Số lũy kế ngang ngửa 50% vốn của cổ đông tham gia.

>> Xem thêm: Phân tích cổ phiếu VPB: Nên đầu tư hay không?

>> Xem thêm: Công thức tính vốn chủ sở hữu

Kết luận

Thặng dư vốn cổ phần là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều ở thị trường chứng khoán. Đây được hiểu là số vốn tạo ra thông qua hoạt động phát hành cổ phần. Sau thời gian được chuyển vào cổ phần, và cuối cùng thặng dư sẽ chuyển sang vốn sở hữu.

Trên đây là thông tin về thặng dư vốn cổ phần mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng từ bài viết này, các nhà đầu tư đã có thêm kiến thức trong tài chính chứng khoán. Theo dõi website tienao247.com để nhận ngay những thông tin hữu ích liên quan.

Thông tin: tienao247.com