Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu

Để thành lập nên một doanh nghiệp tham gia thị trường kinh tế, các chủ doanh nghiệp cần có một số vốn tối thiểu. Nguồn vốn này đến từ nhiều nguồn và những mục đích sử dụng khác nhau. Trong đó vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn vai trò trò cốt lõi của công ty. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của công ty. Vậy hãy cùng tienao247 đi tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến loại vốn này nhé!

Khái niệm về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu với tên gọi tiếng Anh là Owner’s Equity. Đây là một nguồn vốn được sinh ra đầu tiên của chủ sở hữu hoặc các thành viên trong công ty. Ban đầu, họ sẽ cùng nhau góp vốn để thành lập nên một công ty quy mô gia đình hoặc một doanh nghiệp tư nhân.

Sau đó, phần lợi nhuận thu vào sẽ được chia tùy vào mức vốn các thành viên đã bỏ ra. Và ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, không đạt được lợi nhuận. Các thành viên chủ sở hữu cũng sẽ cùng nhau gánh lỗ với doanh nghiệp đó.

Khái niệm về vốn chủ sở hữu
Khái niệm về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu được xem là một nguồn tài trợ riêng của doanh nghiệp. Việc xác định rõ ràng nguồn vốn sở hữu giúp định giá được giá trị của doanh nghiệp. Một khi công ty gặp phải rủi ro liên quan đến phá sản hay bị đình trệ quá trình hoạt động. Doanh nghiệp bắt buộc cần phải dùng số vốn này để thực hiện chi trả. Sau khi thanh toán vẫn còn tiền vốn sẽ được chia tiếp cho các thành viên.

Đối với báo cáo về kết quả kinh doanh doanh nghiệp theo từng quý, từng năm. Các nguồn vốn này sẽ cần thống kê một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Ví dụ cụ thể, Tập đoàn Vingroup khi thiết lập vốn từ chủ sở hữu sẽ bao gồm:

  • Vốn từ các cổ đông tham gia
  • Giá trị đạt được từ cổ phiếu của tập đoàn Vingroup
  • Mức chênh lệch nhận được khi thực hiện quy đổi tiền tệ
  • Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty, mức lợi nhuận chưa được phân phối bên ngoài thị trường.
  • Những lợi ích từ những cổ đông

Thành phần của vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn này luôn được xem là một trong những thành phần quan trọng khi tiến hành báo cáo. Một số thành phần chính của vốn sở hữu phải kể đến như là:

  • Thặng dư vốn cổ phần
  • Vốn từ những cổ đông tham gia
  • Các loại quỹ dùng dự phòng
  • Cổ phiếu từ quỹ
  • Các quỹ liên quan đến khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với các công ty cổ phần còn có hai loại chính là:

Thặng dư vốn cổ phần: Đây được biết là phần chênh lệch giữa các giá mua đi và giá bán lại. Mức chênh lệch này sau thời gian sẽ được gộp lại cùng với cổ phần của công ty.

Cổ phiếu quỹ: Khi doanh nghiệp tiến hành mua lại cổ phần của mình thì sẽ được gọi là cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ sẽ được duy trì khi các cá nhân không tự ý chấm dứt, hủy bỏ mức cổ phần đó.

Thành phần của vốn chủ sở hữu
Thành phần của vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Đối với các nhà kiểm toán khi thực hiện báo cáo tài chính cần phân biệt rõ ràng giữ vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ công ty. Hiểu cách đơn giản, vốn sở hữu nhận được bằng tổng lợi nhuận cũng như tài sản doanh nghiệp; trừ đi số tiền nợ mà doanh nghiệp cần phải trả.

Ví dụ cụ thể như:

Một doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp cần chuẩn bị trang thiết bị là 10 hệ thống nhỏ giọt. Mỗi hệ thống có giá 20 triệu đã bao gồm các chi phí khác như lắp đặt, bảo hành. Tổng tiền hàng doanh nghiệp cần trả là 200.000 triệu. Doanh nghiệp chỉ có thể trả 100.000 triệu và chọn mức vay thêm 100.000 triệu để mua thiết bị. Từ đó, các thiết bị này sẽ là đại diện cho vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm 100.000 triệu đồng.

Ngoài ra, các mức vốn này có thể sẽ ở mức âm vốn trường hợp doanh nghiệp thua lỗ. Hay thậm chí là các tỷ suất sinh lời kỳ vọng ở mức thấp, không đạt nhu cầu. Sau khi doanh nghiệp phá sản và thanh lý các tài sản, số vốn của chủ doanh nghiệp chỉ nhận được khi đã thanh toán hết các khoản nợ.

Khi nào thì vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống?

Các doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm các mức vốn chủ sở hữu của mình. Và các giá trị này sẽ phải điều chỉ phù hợp với quy định của Nhà nước theo thông tư 133 của Bộ tài chính ban hành.

Vốn sở hữu tăng lên

Khi chủ của các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành thực hiện góp vốn vào công ty mình.

Khi giá trị của những cổ phiếu đã phát hành cao hơn so với mệnh giá đề xuất.

Bổ sung thêm những nguồn quỹ khác vẫn thuộc quyền của chủ sở hữu hoặc những lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh.

Các sản phẩm có giá trị từ việc tài trợ, quà biếu trừ đi thuế.

Vốn sở hữu bị giảm xuống

Ngược lại với tăng vốn, khi giá cổ phiếu giảm thấp hơn so với mệnh giá đã đề xuất.

Doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn hoàn trả các mức vốn.

Doanh nghiệp tiến hành ngừng hoạt động sản xuất, công ty bị phá sản.

Đối với các công ty cổ phần thì vốn sở hữu giảm khi các cổ đông hủy bỏ những cổ phiếu quỹ.

Doanh nghiệp phải bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh của mình.

>>> Xem thêm: Có nên đầu tư vào quyền chọn nhị phân hay không?

Kết luận

Vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ thêm về doanh nghiệp mình đang tham gia. Khi một doanh nghiệp có mức vốn sở hữu âm tức là doanh nghiệp đó đang làm ăn thua lỗ, nếu kéo dài có khả năng phá sản. Từ đó, các Trader sẽ đưa ra những quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp đó hay là không.

Trên đây là bài viết mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm cho mình thật nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi website của tienao247 để nhận ngay những thông tin về chứng khoán mới nhất nhé!

Thông tin: tienao247.com