Lạm phát là gì? Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát

Trong những năm gần đây, vấn đề lạm phát là một trong những vấn đề nóng và thường được nhắc đến. Đây là một trong những chỉ tiêu mật thiết với nền kinh tế vĩ mô. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ khái niệm này do nó liên quan đến mọi mặt của nền kinh tế. Vậy lạm phát là gì và tại sao lại có tác động lớn như vậy? Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là từ đâu? Hãy cùng tienao247 giải đáp những thắc mắc này nhé!

Lạm phát là gì?

Lạm phát được hiểu như là một mức giá tăng liên tục của một mặt hàng hóa nào đó. Trong đó, theo thời gian các mức giá càng được đẩy lên cao. Từ đó, làm giảm đi giá trị của một đồng tiền tệ của nước đó. Khi tất cả các mặt hàng đều được đẩy giá lên cao như vậy. Một đơn vị tiền lúc đó sẽ mua được ít các hàng hóa hơn lúc trước. Có thể thấy, việc lạm phát đã ảnh hưởng đến sự tiêu dùng cũng như sức mua của khách hàng. Một đơn vị tiền tệ lúc đó không còn nhiều giá trị nữa.

Ảnh hưởng tăng giá cả của hàng hóa

Ảnh hưởng của lạm phát đến hàng hóa
Ảnh hưởng của lạm phát đến hàng hóa

Các sản phẩm trên thị trường đều có một mức giá trị riêng. Giá của một mặt hàng chính là chi phí khách hàng bỏ ra để có được mặt hàng đó. Hãy thử tưởng tượng, nếu trong thời gian tới giá cả của tất cả mặt hàng thông dụng đều bị đẩy giá lên cao. Một chai nước suối có giá trung bình 5.000 VNĐ được đẩy lên mức 20.000 VNĐ một chai. Đi cùng với giá cả của nhiều mặt hàng đều tăng nhanh như vậy. Khi đó nền kinh tế đang gặp phải hiện tượng là lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng chính là thước đo để tính toán về sự lạm phát. Lúc này, các hợp đồng liên quan đến bảo hiểm hàng hóa cũng không hạn chế được nhiều rủi ro.

Trong vài trường hợp, không cần phải tính toán đến giá cả của tất cả mặt hàng. Trong đó, chỉ cần trung bình của nhiều mặt hàng đều tăng lên thì đều là biểu hiện của lạm phát. Từ đây có thể hiểu, vấn đề tính toán của lạm phát sẽ dựa vào mức giá trung bình của các mặt hàng. Và cuối cùng, đây cũng không phải sử gia tăng một cách đột ngột của một mặt hàng hóa dịch vụ nào. Mà đây chính là sự gia tăng một cách liên tục và gây biến động đến thị trường.

Ảnh hưởng đến suy giảm sức mua của tiền tệ

Ảnh hưởng của lạm phát đến tiền tệ
Ảnh hưởng của lạm phát đến tiền tệ

Lạm phát được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tiền tệ trong nước. Thời điểm đó, một đơn vị tiền tệ sẽ chỉ mua được ít mặt hàng hơn những giai đoạn trước. Tương tự như ví dụ đã đề cập trên, khi bình thường 5.000 một chai nước suối. Thời điểm xảy ra lạm phát, 5.000 lại không thể dùng để mua nước được.

Lịch sử chính là bằng chứng cho việc đồng tiền đã bị giảm giá trị một cách đáng kể. Vào năm 1989, khi tại Nam Tư thời điểm đó 1kg thịt bò chỉ ở mức 600.000 dinar. Nhưng chỉ cần 5 năm sau, giá thịt bò lúc đó đã tăng đến mức 10.000.000 dinar. Giá trị lúc đó của tiền tệ đã bị giảm đi hơn 16 lần. 600.000 dinar trong thời điểm lạm phát sẽ không thể đủ để mua được 1kg thịt bò như lúc đầu.

Nguyên nhân của sự lạm phát

Lạm phát đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau của từng quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng bất ngờ có sự gia tăng đột biến cũng là một nguyên nhân. Ngay thời điểm đó, các công ty cung cấp sẽ phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn và cần nhân lực cao hơn. Lúc đó, người lao động sẽ được dùng nhiều hơn, góp phần giảm mức thất nghiệp của người dân.

Trường hợp ngược lại, lạm phát xảy ra đối với các vấn đề khác như tiền lương và các mức giá nguyên liệu tăng cao. Các chi phí liên quan đến sản xuất cũng sẽ bị đưa lên cao, từ đó các lượng hàng hóa tạo ra sẽ giảm xuống. Các công ty thời điểm này sẽ cần ít lượng công nhân hơn, làm cho tỷ lệ thất nghiệp cũng bị tăng theo.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế của quốc gia

Thực tế, nền kinh tế của quốc gia nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Tuy nhiên, mức lạm phát vẫn được đảm bảo nằm trong khoảng 10% trên một năm. Đặc biệt với các nước đang phát triển cần phải thắt chặt vấn đề này. Một khi vượt quá mức này, nó sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khác tác động trực tiếp đến nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát thường dùng được dự tính toán trước. Nếu thực tế cao hơn các mức dự tính thì sẽ tạo ra nhiều hệ lụy. Lúc đó, người đi vay hay Ngân hàng sẽ là những người được lợi. Ngược lại người cho vay và gửi tiết kiệm sẽ phải chịu thiệt thòi.

Ngoài ra, khi xuất hiện lạm phát; người dân sẽ phải cần một số tiền lớn hơn để thực hiện chi trả các mặt hàng cần mua. Các doanh nghiệp khi vay vốn cũng cần phải trả số lãi suất cao hơn thông thường. Trong khi lợi nhuận tạo ra lại thấp hơn lãi suất, các công ty có khả năng phải thu hẹp lại sản xuất. Từ đó dẫn đến việc suy thoái nền kinh tế.

Việc này xảy ra, sẽ làm đời sống của người dân trở nên khó khăn hơn. Số người thất nghiệp cũng sẽ bị tăng lên chóng mặt, trong khi thu nhập thì bị giảm mạnh. Chưa kể đến một hệ lụy lớn là việc tích lũy tài sản của riêng nhóm người giàu có.

>>>Xem thêm:

Kết luận

Lạm phát là một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia. Đối với các cá nhân, để quản lí và đầu tư tài chính thì không thể không biết đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là cơ hội đối với những người biết nắm bắt. Khi giá trị mặt hàng thấp, có thể là thời điểm để đầu tư hoặc tăng lượng mua hàng hóa. Ngược lại, khi giá cả dần bị tăng lên, nhà đầu tư có thể hướng đến những sản phẩm có giá trị cao hơn.

Trên đây là một số thông tin mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết bạn đọc đã có thêm những kiến thức liên quan đến kinh tế tài chính.

Thông tin: tienao247.com