Chỉ số PMI là gì? Công thức dùng để tính chỉ số PMI

Để tăng khả năng dự đoán chính xác xu hướng của chứng khoán. Việc áp dụng các chỉ số, chỉ báo vào biểu đồ là điều cần thiết. Ở những bài trước, tienao247 đã chia sẻ với mọi người về các chỉ số n chỉ số P/E, chỉ số P/B. Và hôm nay, tienao247 sẽ tiếp tục thông tin với nhà đầu tư một chỉ số không kém phần quan trọng – Chỉ số PMI.

PMI giúp nhà đầu tư có thể đo được những hoạt động kinh tế sản xuất. Từ đây, những nhà đầu tư có thể hoạch định được các chính sách phù hợp. Vậy cụ thể chỉ số PMI là gì? Công thức dùng để tính chỉ số PMI như thế nào? Hãy cùng với tienao247 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI có tên gọi đầy đủ bằng tiếng Anh là Purchasing Managers Index. PMI còn được gọi một cách đơn giản là chỉ số dùng để quản lí việc thu mua. Các chỉ số này sẽ được Viện thực hiện quản lý cung ứng báo cáo mỗi tháng. Thành phần chính của chỉ số gồm có năm phần cấu tạo: Các đơn đặt hàng mới; sản lượng tạo ra; việc làm; thời gian để giao hàng và số lượng tồn kho.

Ngoài ra, chỉ số PMI sẽ giúp đưa ra những thông tin cụ thể liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, sẽ có những thông tin để nghiên cứu cũng như hoạch định rõ ràng cho nhà đầu tư.

Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI là gì?

Phân loại về các chỉ số PMI

Có hai loại chỉ số PMI thường gặp nhất là PMI sản xuất và PMI phi sản xuất.

PMI sản xuất

Đây được xem là một chỉ số quan trọng dùng để quản lý trong ngành công nghiệp sản xuất. Các sức mua sẽ được đo lường một cách cụ thể nhất. Trong đó, chỉ số được tạo nên từ những thành phần sau:

  • Đơn hàng phải được chiếm đến 30%
  • 25% nằm ở việc sản xuất
  • Phương thức giao hàng từ các nhà cung cấp ở mức 15%
  • Số lượng hàng tồn kho khoảng 10%
  • Và việc làm cần đến 20%

Các số liệu tạo ở mỗi tháng và dựa trên các cơ sở trước. Nguồn dữ liệu được thu thập từ những khảo sát đến từ các nhà thu mua. Ngoài ra, dữ liệu còn được nhận từ hơn 400 các doanh nghiệp tham gia.

Phân loại về chỉ số PMI
Phân loại về chỉ số PMI

PMI phi sản xuất

Đối với các lĩnh vực phi sản xuất, thì đây được xem như là một chỉ báo để tính toán các điều kiện kinh tế. Điểm khác biệt giữa phi sản xuất và sản xuất là tỷ lệ giữa các thành phần. Tại phi sản xuất, những trọng số của các thành phần cấu tạo đều ngang bằng như nhau. Các trọng số sẽ được điều chỉnh theo từng mùa vụ. Các thành phần ở đây bao gồm: Các hoạt động liên quan đến kinh doanh; các đơn hàng mới tạo ra; việc làm và việc giao nhận từ bên nhà cung cấp.

Dữ liệu của PMI phi sản xuất tổng hợp được từ phản hồi của gần 400 người phía nhà điều hành. Với hơn 60 ngành cung ứng khác nhau kết hợp. Khảo sát dựa theo việc phân ngành theo chuẩn của chín khu vực nằm trong danh mục được chọn.

Cách tính chỉ số PMI

Chỉ số PMI là tổng hợp của những câu trả lời theo khảo sát hằng tháng. Mỗi lĩnh vực và quy mô sẽ có những câu hỏi khác nhau. Nhìn chung đều liên quan đến số lượng các lao động tham gia vào hệ thống GDP của cả nước.

50 sẽ là cột mốc dùng cho việc tiến hành phân tích. Trong khi phạm vi khảo sát sẽ nằm trong khoảng giá trị từ 1 đến 100. Các mức kết quả sau khi phân tích nếu > 50 sẽ được đánh giá là có mức tăng so với tổng thể. Ngược lại, nếu kết quả thu được < 50 sẽ được đánh giá là mức giảm với tổng thể.

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số PMI

Nhìn chung, bất kỳ các chỉ số chứng khoán nào cũng sẽ đem lại những ưu điểm và các điểm còn hạn chế. Đối với PMI cũng tương tự, một số điểm nổi bật có thể kể đến như sau.

Về ưu điểm

  • Vì nguồn thu nhập của khảo sát là các số liệu từ thực tế. Nhờ đó, độ chính xác sẽ ở mức cao và đáng tin cậy. Khảo sát dựa vào các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh là chủ yếu.
  • Dựa vào PMI, khách hàng sẽ nhận định được các hoạt động kinh doanh hiện giờ. Việc kinh doanh có đem lại hiệu quả hay không? Những thông tin bảng khảo sát về các đơn đặt hàng, hàng tồn kho là thước đo để xác định rõ mức tăng trưởng của một doanh nghiệp.
  • Các số liệu sẽ được công bố vào mỗi tháng. Vì vậy, đây được đánh giá là các chỉ số “trẻ”. Nhờ đó, nó cũng chính là chỉ số dùng để dự đoán sự phát triển của các tháng kế tiếp.

Về nhược điểm

  • Phạm vi để thực hiện khảo sát của chỉ số chưa được đánh giá cao. Đây cũng chỉ là một chỉ báo thể hiện được các tình trạng sản xuất của một doanh nghiệp. Chỉ số chưa đủ cơ sở để tính đến việc phản ánh toàn bộ khối lao động trong khu vực.
  • Báo cáo trực tiếp đến từ các doanh nghiệp, vì vậy sẽ khó tránh khỏi sự gian dối. Trong quá trình thực hiện việc cung cấp dữ liệu thông tin, các doanh nghiệp cũng sẽ có dấu hiệu chủ quan trong trả lời. Từ đó, PMI sẽ không thể phản ánh một cách đúng đắn.
  • PMI cũng mất đi lợi thế so với những chỉ số về báo cáo trong tương lai.

>>>Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là bài viết đã cung cấp thông tin về chỉ số PMI. Các cách dùng để tính và phân loại từng PMI của doanh nghiệp. Từ đó nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quát hơn với doanh nghiệp. Chưa dừng lại ở đó, các Trader cũng nên trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến những chỉ số khác mà tienao247 đã đề cập trước đó. Đừng quên theo dõi website tienao247.com để nhận ngay những thông tin tài chính hữu ích nhé!

Thông tin: tienao247.com