Nếu bạn là một chuyên gia làm việc trong lĩnh vực tài chính. Hay là một nhà đầu tư trong các kênh đầu tư trên thị trường hiện nay. Chắc có lẽ các bạn đã không ít lần nghe qua cụm tử thanh khoản. Đây là một cụm từ thường xuyên xuất hiện trên các bài báo kinh tế và đầu tư mà các bạn đã đọc. Vậy các bạn có hiểu thanh khoản là như thế nào. Và nó có ý nghĩa gì trong đầu tư và tài chính. Cùng điểm qua những nội dung bài viết bên dưới đây của chúng tôi Tienao247.com. Để có thể nắm được những định nghĩa của cụm từ thường gặp trên.
Khái niệm tính thanh khoản
Thanh khoản là một định nghĩa quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư kinh tế và tài chính. Liquidity chính là tên gọi khác của cụm từ này. Nó thể hiện cho khả năng linh hoạt (Hay gọi cách khác là tính lỏng của tài sản). Để có thể chuyển đổi thành tài sản khác hoặc khả năng trao đổi mua bán ít bị ảnh hưởng của thị trường.
Nói một cách chuyên môn hơn là khả năng chuyển tiếp của một đơn vị tài sản nào đó được quyền mua bán hay trao đổi trên thị trường.
Tính thanh khoản có những ý nghĩa gì?
Tính thanh khoản là tính biểu hiện cho tính lưu động và thận trọng của một hàng hóa, tài sản nào đó trên thị trường.
- Một tài sản giá trị ngắn hạn và chuyển động có mức thanh khoản cao là khi giá trị của tài sản đó có sự thay đổi và chuyển động trên thị trường.
- Thị trường hoạt động càng sôi nổi và tích cực. Đạt được hiệu suất cao thì tính này cũng càng cao.
Xếp loại những tài sản có tính thanh khoản giảm dần
Theo như trong tài chính và kế toán các tài sản có giá trị trong ngắn hạn và lưu động được sắp xếp giảm dần là:
- Tiền tệ (Tiền mặt).
- Những khoản đầu tư ngắn hạn.
- Những khoản phải thu.
- Những khoản ứng trước ngắn hạn.
- Hàng hóa tồn trong kho.
Theo như trong kế toán tiền giấy (tiền mặt) có tính lỏng cao nhất trong các toàn khoản là bởi vị nó luôn có thể dùng để chi trả, lưu thông và cất giữ.
Hàng hóa tồn động trong kho có tính lỏng thấp nhất là vì nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn phân phối và đưa ra thị trường tiêu thụ. Sau đó mới có thể biến đổi thành khoản phải thu. Sau đó thêm một khoảng thời gian nào đó không cụ thể mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Ngoài những loại tài sản có giá trị được nhắc đến trên đây; chứng khoán cũng được coi như là một dạng tài sản có khả năng thanh khoản.
Tính thanh khoản trong chứng khoán
Tính thanh khoản chứng khoán là năng lực quy chuyển từ tiền tệ (tiền mặt) thành chứng khóan. Và từ chứng khoán có thể chuyển đổi về thành tiền mặt.
Chứng khoán được đánh giá là có tính lỏng cao là những loại chứng khoán đã mặt sẵn trên thị trường. Nên việc trao đổi mua vào và bán ra rất đơn giản. Giá cả không có biến động nhiều theo thời gian. Có khả năng khôi phục nguồn vốn đầu tư lúc ban đầu rất là cao.
Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán; có thể cho những nhà đầu tư quy đổi chứng khoán thành tiền mặt ngay lập tức khi họ cần. Điều này chính là một phần quan trọng quyết định thị trường đầu tư này ngày càng trở nên thu hút và hấp dẫn. Tính lỏng của thị trường này càng cao cho thấy thị trường càng sôi nổi.
Một số rủi ro
Những người chơi không phải chỉ chú ý đến tính lỏng trong chứng khoán. Mà họ còn phải chú ý đến khả năng bán lại nó để thu hồi lại vốn của mình. Khi không thể tìm được người mua lại chứng khoán hay giá bán ra thấp hơn ban đầu. Thì chứng khoán đó khả năng phục hồi là rất thấp. Lúc này người chơi phải chịu những tổn thất đầu tư.
Trong thực tế thị trường,nếu như một người chơi sở hữu nhiều những chứng khoán nhưng lại không thể bán được. Chỉ có thể chấp nhận lỗ vốn thì đây chính là rủi ro tính lỏng trong thị trường chứng khoán.
Những lời khuyên nhằm hạn chế những rủi ro
Những sản phẩm ngoài thị trường có giá trị như vàng, đất đai, nhà cửa, bảo hiểm,…trên thị trường đều có mối liên quan lẫn nhau. Một khi thị trường có những thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến thị trường đầu tư chứng khoán. Từ đó gây ra những rủi ro về thanh khoản.
Vì vậy khi đưa ra quyết định chọn lựa chứng khoán để đầu tư tiền vào; ngân hàng hay là những người chơi nên tính toán kỹ lưỡng đến khả năng bán ra của chứng khoán. Để đảm bảo không bị lỗ vốn đầu tư ban đầu của mình. Đây là biện pháp tốt nhất để có thể phòng tránh được những nguy cơ và rủi ro chứng khoán. Hạn chế tình trạng không bán chứng khoán ra được, hoặc giá thấp hơn.
>>>Xem thêm:
Kết luận
Nhìn chung tính thanh khoản và kiểm soát thanh khoản yêu cầu nhà phân tích phải luôn luôn tỉ mỉ và cẩn thận giữa cung và cầu trên thị trường. Nếu các bạn không nắm được những nồng cốt của vấn đề; mất đi tính lỏng sẽ tạo nên những thiệt hại vô cùng lớn về tài chính của bạn.
Với tất cả nội dung bài viết trên chúng tôi mong rằng các bạn đã có thêm vốn kiến thức cho chính bản thân của mình. Tạo những bước đệm cho sự nghiệp đầu tư sau này của các bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài đọc của Tienao247.com. Theo dõi và cập nhật những thông tin cũng như kiến thức về tài chính ở những nội dung bài viết khác của chúng tôi nhé!
Thông tin tổng hợp: Tienao247.com