Tỷ suất sinh lợi là gì? Hướng dẫn cách tính tỷ suất sinh lợi

Trong lĩnh vực về đầu tư tài chính, nhà đầu tư cần quan tâm nhiều các chỉ số về tính toán kinh tế. Điều này sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan gây ảnh hưởng đến. Trong đó, tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số quan trọng. Đây được xem là số liệu quan trọng để tăng cường sự chính xác khi đầu tư. Ngoài ra đây còn là chỉ số cần có trong việc tính toán hiệu quả đầu tư. Để hiểu rõ hơn nữa về tỷ suất sinh lợi là gì? Tại sao cần phải chú ý đến phần tỷ suất này? Cùng theo dõi hết bài viết này với tienao247 để có thêm nhiều thông tin liên quan nhé!

Tỷ suất sinh lợi là gì?

Tỷ suất sinh lợi chính là khái niệm dùng để tính toán những lợi nhuận khi tiến hành đầu tư một dự án. Hoặc có thể sử dụng tỷ suất trong để tính toán xử lý các vấn đề khác. Đây được xem là một số liệu quan trọng trong kinh doanh. Cũng vì dùng để tính lợi nhuận, nên khi tỷ số càng lớn thì thể hiện mức sinh lời càng cao.

Tỷ suất sinh lợi ở đây được hiểu là tỷ lệ giữa phần lợi nhuận tạo ra; so với phần vốn đã bỏ ra từ ban đầu. Tùy mục đích của cá nhân mà lựa chọn thời gian để tính tỷ suất, thường là một tháng hay một quý hoặc một năm.

Khái niệm về tỷ suất sinh lợi
Khái niệm về tỷ suất sinh lợi

Ví dụ giúp bạn đọc dễ hình dung như sau: Khi bạn mua cổ phiếu TLH của Tập đoàn Thép Tiến Lên với giá trị là 100.000 nghìn đồng. Sau khi tính toán các lợi nhuận, công ty sẽ đưa cho bạn phần cổ tức là 6.000 nghìn đồng một năm. Sau thời gian, giá trị của cổ phiếu đã tăng lên. Thời điểm này thì mỗi cổ phiếu được bán với giá là 150.000 nghìn đồng. Vậy thì sau một năm giữ cổ phiếu, nếu bạn tiến hành bán cổ phiếu ngay lúc này sẽ nhận được mức tỷ suất sinh lợi như sau: [6 + (150 – 100)]/100 = 56%.

Tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu là gì?

Như đã đề cập ở trên, tỷ suất sinh lợi sẽ tính là tỷ số giữa phần lợi nhuận thu được so với tổng nguồn vốn đã bỏ ra. Tương tự như vậy đối với tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, đây sẽ là chỉ số thể hiện mức sinh lời của doanh nghiệp phân bổ cho các cổ đông của mình. Thông thường, trong chứng khoán thì phần tỷ suất lợi nhuận được tính dựa vào phân chia cổ tức. Cổ tức ở đây sẽ được trả bằng tiền mặt hay cổ phiếu tùy thuộc vào từng doanh nghiệp đưa ra.

Sau khi đã nhận được phần cổ tức từ doanh nghiệp chi trả. Nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để tính tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận thu được sẽ là số tiền bao gồm cả tiền cổ tức và bán cổ phiếu. Sau đó trừ cho tổng vốn đã bỏ ra để mua được số cổ phiếu đó từ ban đầu.

Hướng dẫn cách tính tỷ suất sinh lợi

Để giúp nhà đầu tư có cái nhìn dễ nhất, tại đây chúng tôi sẽ đưa ra công thức tính tỷ suất sinh lợi và hướng dẫn một cách cụ thể nhất

Công thức dùng để tính toán tỷ suất sinh lợi là gì

Thông thường, mọi thường sử dụng công thức dưới đây để tính tỷ suất sinh lời:

FV = PV * (1 + r) ^ n

Trong đó, cụ thể là:

  • FV: Giá trị thời điểm trong tương lai. Tức là số tiền mà chúng ta nhận được trong một thời điểm ở tương lai.
  • PV: Giá trị thời điểm hiện tại. Hay còn gọi là số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư.
  • n: Số kỳ
  • r: Tỷ suất sinh lời đạt được

Ví dụ về cách tính tỷ suất

Để giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về công thức tính mức tỷ suất sinh lợi là gì. Dưới đây là một ví dụ về cách tính khi đầu tư vào cổ phiếu như sau:

Anh A đang đầu tư vào công ty X vào năm 2020 bằng hình thức giao dịch cổ phiếu. Lúc này giá cổ phần là 20.000 VND. Anh A đã chọn mua đúng 10.000 của phần của doanh nghiệp X. Tổng giá trị mà anh A bỏ ra lúc này là 10.000 x 20.000 = 200.000.000 VND. Mục đích chính là đầu tư trung hạn nên anh A sẽ không thực hiện trao đổi cổ phiếu như đầu tư lướt sóng.

Đến năm 2021, công ty X tiến hành chia cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt là 20%. Tức là một cổ phiếu sẽ nhận được 2.000 VND. Vậy lúc này anh A nhận được là: 10.000 x 2.000 = 20.000.000 VND.

Đến năm 2022, công ty X lại tiến hành việc chia cổ tức. Lúc này cổ tức được trả cho mỗi cổ đông bằng hình thức cổ phiếu, tỷ lệ là 30%. Anh A lúc này sẽ nhận được số tiền là: 10.000 x 30% = 3.000 cổ phiếu.

Đến năm 2023, anh A thấy cổ phiếu tăng lên ở mức giá rất tốt. Đạt được mức 40.000 một cổ phiếu, gấp đôi giá ban đầu mua. Vì vậy, anh A đã tiến hành bán toàn bộ cổ phiếu của mình. Lúc này tổng số tiền anh A là: 13.000 x 40.000 = 520.000.000 VND. Trong đó, cộng thêm số tiền tính cổ tức tiền mặt nữa là anh A nhận được: 520.000.000 + 20.000.000 = 540.000.000 VND.

Dựa vào công thức và chỉ số IRR, tỷ suất lợi nhuận lúc này sẽ là: 12,92%/năm

Vai trò của tỷ suất sinh lợi trong thị trường chứng khoán

Tỷ suất sinh lợi chính là biến số quan trọng nhằm giúp nhà đầu tư xác định được lợi nhuận của mình. Không những vậy, nó còn có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động mua bán cổ phiếu trong thị trường. Đây cũng là căn cứ để các nhà đầu tư sẽ xem xét, sau đó là đưa ra quyết định nên bán hay mua cổ phiếu. Tùy từng thời điểm mà có cách tính để xem xét tính tỷ suất sinh lợi bao nhiêu là tốt.

Với tỷ suất được tính ra càng cao, tức là doanh nghiệp đó đang có hoạt động về kinh doanh tốt. Cũng là doanh nghiệp có tiềm năng để tăng cường đầu tư. Và ngược lại, đối với doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi thấp thì nhà đầu tư cần chú ý và cân nhắc lại.

Tuy nhiên, thực tế thì những chỉ số này vẫn bị biến động. Do đó, tốt nhất là nên kết hợp cùng các chỉ số khác để tăng thêm độ chính xác.

>>>Xem thêm:

Kết luận

Bài viết trên đây của tienao247 đã thông tin đến nhà đầu tư tỷ suất sinh lợi là gì? Kết hợp cùng hướng dẫn cách để tính tỷ suất sinh lợi trong chứng khoán. Bởi vì đây là một trong những chỉ số quan trọng. Vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi tham gia vào thị trường. Sau kết quả, nhà đầu tư có thể lựa chọn tính tỷ suất sinh lợi bao nhiêu là tốt và kết hợp với tỷ suất sinh lời kỳ vọng.

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn đọc. Đừng quên bấm theo dõi ngay website của chúng tôi để nhận được những tin tức mới nhất về đầu tư tài chính.

Thông tin: tienao247.com