Interchain là gì? Chức năng và điểm mạnh của Interchain

Interchain là một cái tên đã quá phổ biến trong mảng Blockchain cùng với hệ sinh thái Cosmos. Nó có thể giúp các nền tảng Blockchain kết nối và tương tác, giúp cho việc trao đổi thông tin dữ liệu và tài sản trở nên tiềm năng. Vậy Interchain là gì? Mọi người hãy cùng Tienao247 đi khám phá khái niệm này nhé!

Interchain là gì?

Interchain giống như một cầu nối giúp cho các nền tảng Blockchain khác nhau có thể tương tác, trao đổi thông tin, chuyển tài sản và dữ liệu với nhau. Điều này giúp chúng tăng tính an toàn và hạn chế bị tấn công.

Trong lĩnh vực Blockchain, có 2 cơ chế đồng thuận chính là PoW (Proof of Work) và PoS (Proof of Stake). Trong đó PoW dùng thợ đào giúp bảo vệ mạng, và PoS phụ thuộc vào số lượng Validator và sự xác nhận những khối mới dựa trên số tiền mà họ sở hữu.

Nhưng những Blockchain không có quy mô lớn thường sẽ gặp vấn đề trong việc bảo mật do khả năng tính toán thấp và tài nguyên còn hạn chế. Để có thể giải quyết vấn đề, Interchain Security cho phép những nền tảng Blockchain lớn chia sẻ cho các nền tảng Blockchain nhỏ hơn nhằm hỗ trợ tính an ninh qua việc dùng token của họ để xác nhận các khối. Việc này góp phần tạo ra 1 môi trường phi tập trung, tại đây các nhà giao dịch có thể trao đổi tài sản và dữ liệu giữa những Blockchain khác nhau mà không có bất kỳ trở ngại nào.

Interchain là gì?
Interchain là gì?

Interchain là một khái niệm được biết đến từ hệ sinh thái Cosmos. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại nó được dùng để miêu tả những app phi tập trung mà không bị gắn kết với bất kỳ nền tảng Blockchain nào. Và có thể vận hành trên toàn bộ hệ sinh thái Web3, trong đó có Cosmos và những Blockchain EVM. GIúp tạo ra sự linh hoạt và kết hợp giữa những Blockchain khác nhau.

Những chức năng nổi bật của Interchain

Kết nối các Blockchain: Interchain là cánh cửa thông hành giúp cho các Blockchain hoạt động độc lập có thể dễ dàng liên kết với nhau.

Tăng tính bảo vệ an toàn: Giúp cho các Blockchain chia sẻ tính an toàn cùng với nhau. Điều này sẽ cho phép mọi giao dịch và thông tin trên các Blockchain được bảo mật cao nhất.

Chuyển đổi tài sản: Cho phép thực hiện những giao dịch giữa các Blockchain một cách linh hoạt. Nghĩa là bạn có thể trao đổi tài sản từ nền tảng này sang nền tảng Blockchain khác một cách đơn giản.

Liên kết chuỗi cung cấp và chuỗi tiêu dùng: Tại Interchain xuất hiện 2 loại Blockchain: Provider chain (chuỗi cung cấp) và Consumer chain (chuỗi tiêu dùng). Provider chain sẽ có nheim65 vụ bảo vệ tính an toàn cho các Consumer chain. Nó khá giống với mô hình của Layer 1 và Layer 2.

Interchain vân hành: Interchain dùng những giao thức đặc biệt để vận hành, nó là giao thức IBC (Inter-Blockchain Communication). IBC có nhiệm vụ giúp cho Blockchain trao đổi dữ liệu và tính an toàn với nhau.

Xử lý thay đổi: Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào trong tính bảo mật của 1 blockchain Interchain sẽ thông tin đến tất cả Blockchain khác để họ biết về sự thay đổi này.

Điểm mạnh của Interchain

Tương tác multichain: Như đã nói ở trên, Interchain cho phép các Blockchain có thể tương tác lẫn nhau và bảo đảm tính an toàn của dữ liệu.

Tăng cường tính linh hoạt: Cho phép truy cập và sử dụng đa dạng Blockchain qua giao thức tiện lợi.

Điểm mạnh của Interchain
Điểm mạnh của Interchain

Tăng cường tính bảo mật: Các thông tin dữ liệu luôn được bảo mật ở mức cao nhất.

Mở rộng và phát triển: Interchain mang đến điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và mở rộng hệ sinh thái của nó. Giúp cho các dự án và nhà phát triển có thể tương tác, chia sẻ thông tin một cách đơn giản và hạn chế các vấn đề gây khó khăn cho sự phát triển chung của mạng.

Tổng kết

Qua bài viết này, tienao247 đã giúp các bạn hiểu được Interchain là gì? Cũng như chức năng và điểm mạnh của nó trong thị trường Blockchain. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết.

Có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp: Tienao247.com