Hàng hóa phái sinh là gì? Những kiến thức cơ bản cho nhà đầu tư

Với tên gọi từ lúc sơ khai là hợp đồng kỳ hạn, đến nay hàng hóa phái sinh đang trở nên ngày một phổ biến. Bắt đầu từ những năm 1630 tại Hà Lan và Anh, đây được coi là một trong những giao dịch phát triển sớm nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn là kênh đầu tư mới mẻ và ít người hướng tới. Vì vậy các khái niệm và những thông tin về hàng hóa phái sinh còn khá mơ hồ. Hôm nay hãy cùng tienao247 tìm hiểu thêm về những vấn đề này nhé!

Hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là việc thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa số lượng lớn theo những chỉ số về giá cả. Tuy nhiên, các hoạt động về giao nhận hàng hóa sẽ được thực hiện một thời gian khác trong tương lai.

Hàng hóa phái sinh ra đời giúp cho các nhà đầu tư có thể thêm phần lợi nhuận nhờ vào khoảng tiền chênh lệch giữa các mặt hàng. Ngoài ra, các sản phẩm của nông cũng sẽ được định mức giá cao hơn đi cùng chất lượng. Các doanh nghiệp khi kinh doanh những mặt hàng này cũng sẽ điều chỉnh được hàng hóa; không bị ảnh hưởng bởi thị trường đầy biến động.

Phân loại hàng hóa phái sinh trong nước

Phân loại hàng hóa phái sinh
Phân loại hàng hóa phái sinh

Có 4 loại mặt hàng chính được phân loại trong nước, tại mỗi loại sẽ có những đặc điểm mà mã hàng khác nhau, trong đó:

Hàng hóa nông sản

Nông sản được xem là một trong những mặt hàng được sử dụng phổ biến nhất. Các sản phẩm nông nghiệp được trao đổi mua bán nhiều nhất phải kể đến như lúa mì, ngô, gạo thô,… Việc giao dịch hàng hóa cũng đơn giản hơn, nhờ vào việc trao đổi trực tiếp không thông qua các hợp đồng thông minh về hàng hóa.

Hàng hóa năng lượng

Với nhu cầu tiêu thụ năng lượng nhiều như hiện nay, hàng hóa năng lượng đang trở thành mặt hàng quan trọng nhất. Tại năng lượng còn được chia ra thành những mặt hàng nhỏ khác. Đa số các mặt hàng đều được chào đón nồng nhiệt trong các hợp đồng hàng hóa phái sinh này.

Hoạt động mua bán khí đốt: Các nguyên liệu thiên nhiên sử dụng chủ yếu làm khí đốt; các nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất điện.

Hoạt động mua bán dầu thô: Dầu mỏ là một trong những sản phẩm được săn đón nhất ở đây. Dầu mỏ tạo ra nguồn giá trị cao cho người dùng và cả các giao dịch mua bán.

Hoạt động mua bán xăng dầu: Bắt nguồn từ dầu mỏ sau đó trở thành nguồn năng lượng chủ yếu cho các động cơ.

Hoạt động mua bán các dầu chứa ít lưu huỳnh: Nguồn nguyên liệu riêng chủ yếu ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Tại đây, loại dầu nguyên liệu được sử dụng có rất ít lưu huỳnh.

Hàng hóa dùng trong ngành công nghiệp

Các mặt hàng trong hàng hóa phái sinh
Các mặt hàng trong hàng hóa phái sinh

Các nguyên liệu này được đánh giá cao giữa các nhà đầu tư chuyên về cung cấp hàng hóa công nghiệp. Đây cũng là một trong những cách quản lí được những mức chênh lệch các mặt hàng. Ngoài ra, mặt hàng được xem như là một công cụ giúp phòng ngừa những rủi ro về biến động thị trường. Một số mặt hàng nổi trội ở đây phải nhắc đến như:

Cà phê: Được xem là một trong những thức uống dùng hầu hết quốc gia trên thế giới. Với nguồn cung từ các quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó Việt Nam cũng là một trong số quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu. Theo thống kê gần đây, cà phê trong nước chiếm đến 40% sản lượng và đứng vị trí thứ 2 trên thế giới.

Cacao: Đi cùng với cà phê, cacao chế biến ra đa dạng các sản phẩm trong công nghiệp. Tuy nhiên, giá cả của cacao thường xuyên biến động; vì vậy đây cũng là mặt hàng tiềm năng của các nhà đầu tư.

Đường: Là một nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống thường ngày của con người. Đường được sử dụng hầu hết trong các khâu chế biến thực phẩm của công nghiệp. Khác với cacao, giá cả ít bị biến động và mang tính thanh khoản cao hơn.

Bông: Nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt may trên khắp thế giới. Tuy nhiên, do dựa hoàn toàn vào thiên nhiên nên bông thường xuyên bị tác động. Từ đó cũng hạn chế các nhà đầu tư tham gia hơn.

Hàng hóa nguyên liệu về kim loại

Các kim loại quý như vàng, bạc hay bạch kim thường được nhiều người giao dịch từ xưa đến nay. Đây được xem là những kim loại mang lại giá trị cao. Ngoài ra, đây cũng là hình thức chống làm phát hàng hóa.

Vàng: Được sử dụng hầu hết trên khắp thế giới. Ngoài dùng làm trang sức, vàng còn được dùng để dự trữ tránh biến động thị trường.

Bạc: Ngoài trang sức thì bạc còn được dùng như kim loại cho ngành công nghiệp. Với tính siêu dẫn của mình, bạc dùng nhiều trong các hoạt động liên quan sản xuất điện và các thiết bị y tế.

Bạch kim: Với tính khan hiếm của mình, bạch kim được mua bán giao dịch ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, bạch kim còn giúp giảm các khí thải độc hại và hóa chất trong ngành công nghiệp.

Có nên đầu tư vào hàng hóa phái sinh hay không?

Trong những năm gần đây, việc đầu tư vào hàng hóa phái sinh đang trở nên ngày một phổ biến. Với sự đa dạng về các sản phẩm cũng như những mặt hàng đã thu hút thêm nhà đầu tư. Trong khi các thị trường chứng khoán nhiều biến động thì chuyển sang hàng hóa phái sinh là điều cần thiết.

Tại đây được đảm bảo về mặt pháp lý, dựa theo những quy định của Nhà nước. Các sàn giao dịch tham gia đều được đăng kí và đảm bảo.

Các mặt hàng đầu tư chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống. Sự biến động của những mặt hàng này thường ở mức thấp so với chứng khoán hay tiền ảo. Vì vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm lựa chọn. Cùng với số lượng lớn các mặt hàng, việc kiểm soát hay thao túng thị trường là điều không thể.

>> Xem thêm: Có nên đầu tư vào dầu thô hay không?

>> Xem thêm: Quỹ đầu tư vàng là gì?

Kết luận

Đầu tư vào hàng hóa phái sinh đang là kênh đầu tư tiềm năng thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, tương tự như đầu tư ở những lĩnh vực khác cần phải tìm hiểu kỹ. Ngoài ra, các nhà đầu tư cần bổ sung thêm kiến thức liên quan và xác định các xu hướng.

Trên đây là bài viết về hàng hóa phái sinh mà tienao247 đã tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này các Trader đã có thêm kiến thức đầu tư.

Thông tin: tienao247.com