Đường MA là gì? Cách sử dụng MA trong chứng khoán

Đường MA là thuật ngữ được sử dụng phổ biến với nhiều nhà đầu tư chứng khoán lâu năm. Để dự đoán được xu hướng chứng khoán cần có kiến thức liên quan về phân tích kỹ thuật. Việc phân tích MA được xem là phương pháp kỹ thuật quan trọng dành cho các nhà đầu tư. Vậy hãy cùng tienao247 tìm hiểu thêm về kỹ thuật chứng khoán này nhé!

Đường MA là gì?

Đường MA tên tiếng Anh gọi là Moving Average thể hiện biến động của chứng khoán trong thời gian nhất định. Dựa vào đường MA, trader sẽ xác định được các xu hướng trong tương lai của chứng khoán. Từ đó sẽ đặt các lệnh mua bán cổ phiếu đạt lợi nhuận cao.

Đường MA vận hành theo diễn biến giá đã được niêm yết trước đó và coi là diễn báo chậm. Cột mốc của MA thường khoảng 10 đến 20 đối với ngắn hạn; 50 đối với trung hạn và 100 – 200 ngày ở đầu tư dài hạn.

Lưu ý rằng, MA sẽ luôn có độ trễ nhất định trong giá cổ phiếu không được sự tuyệt đối hoàn toàn.

Giới thiệu về đường MA
Giới thiệu về đường MA

Một số đường MA thường gặp

Đường MA trong chứng khoán có vai trò cực kì quan trọng. Từ MA có thể xác định hiệu quả xu hướng chứng khoán trên thị trường. Đường MA được phân thành nhiều loại khác nhau. Với mỗi loại sẽ thể hiện ý nghĩa xu hướng riêng trong chứng khoán. Có ba loại MA đang được sử dụng phổ biến hiện nay là SMA, EMA và WMA.

SMA

SMA là viết tắt của từ Simple Moving Average: Công thức tính dựa trên mức trung bình cộng của các giá cổ phiếu khi đóng cửa. SMA là đường trung bình cộng đơn giản chỉ ra trong một thời gian cụ thể.

SMA = (P1 + P2 +…. Pn) / (1 + 2 +….+n)

Trong đó:

P là mức giá cổ phiếu

n là khoảng thời được xác định

Các đường SMA sử dụng nhiều nhất giai đoạn hiện nay gồm có:

Đường MA dài hạn: SMA 100; SMA 200

Đường MA trung hạn: SMA 50

Đường MA ngắn hạn: SMA 10; SMA 15; SMA 20

EMA

EMA viết tắt của từ Exponential Moving Average: Được tính dựa trên công thức hàm mũ và thường hướng sự chú ý đến biến động gần. EMA hay gọi là đường trung bình lũy thừa, giúp nhà đầu tư dễ dàng thấy những điều bất thường của xu hướng.

Có ba bước tính EMA:

  • Bước 1: Đầu tiên cần xác định được đường SMA
  • Bước 2: Tính toán hệ số nhân và lấy kết quả thu được chia cho EMA.
  • Bước 3: Cuối cùng tính đường EMA

Công thức của EMA như sau:

  • EMA = Pt * K + EMAy * (1 – K)

Trong đó:

  • Pt: Giá cổ phiếu đóng cửa vào ngày tính
  • K: Tính bằng công thức 2 / (Số ngày trong một chu kỳ EMA +1) và EMAy là giá trị của EMA

WMA

WMA viết tắt của từ Weighted Moving Average: WMA thường dùng cho các khối lượng giao dịch nhiều, mức độ quan tâm chủ yếu là chất lượng. WMA gọi là trung bình tỷ trọng tuyến tính thường tập trung ở các dãy tần số cao.

Công thức WMA được tính như sau:

WMA = [ P1 * n + P2 * (n – 1) + … + Pn] / [n * (n + 1)]/ 2

Trong đó:

  • Pn: Là mức giá định tính trong khoảng thời gian cố định
  • n: Chính là thời gian cần tính

Cách dùng đường MA trong chứng khoán

Đường MA trong tài chính chứng khoán đóng vai trò quan trọng. Dùng trong các phương thức phân tích chứng khoán dự đoán các xu hướng đầu tư. Việc hiểu rõ bản chất MA và áp dụng vào biểu đồ chứng khoán không phải là điều dễ dàng.

Như đã nêu trên, mỗi MA phù hợp với các thời kỳ khác nhau. Các đường MA ngắn sẽ dễ theo dõi sát thị trường trong khi MA dài thì biến động với giá cả hơn.

Cách dùng đường MA hiệu quả
Cách dùng đường MA hiệu quả

Kết hợp MA với xu hướng thị trường

Thông thường các xu hướng của thị trường có đỉnh trước cao hơn so với đỉnh sau. Một vài trường hợp đặc biệt các đỉnh ở phía sau sẽ cao hơn so với lúc đầu. Các nhà đầu tư lúc đó sẽ hoang mang không biết xu hướng sẽ lên hay giảm xuống đặt lệnh phù hợp.

Đây là thời điểm thích hợp áp dụng đường MA vào thực tiễn, từ đó dự đoán khả năng của xu hướng.

  • Nếu EMA 200 dài hạn đang ở hướng leo dốc lên, giá cổ phiếu đang nằm trên đường đi thì khả năng cao xu hướng vẫn sẽ tiếp tục duy trì lên cao.
  • Tương tự như trên, với EMA 20 thì xu hướng tăng theo hướng ngắn hạn.

Đây là một trong số những lợi ích cụ thể khi áp dụng EMA vào bản đồ chứng khoán.

Kết hợp MA với giá cổ phiếu

Sự kết hợp của MA với giá cổ phiếu sẽ giúp người tham gia có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng thị trường.

Xu hướng tăng khi MA bị cắt bởi đường giá chiều đi lên, thời điểm này nhà đầu tư nên tiến hành mua cổ phiếu. Giao điểm của đường cắt và đường MA lúc này là thời điểm tốt nhất để tiến hành mua

Xu hướng giảm khi MA bị cắt bởi đường giá chiều đi xuống, thời điểm này nhà đầu tư nên tiến hành bán cổ phiếu. Giao điểm đường cắt và MA xu hướng xuống là thời điểm cần bán trước khi xu hướng giảm sâu.

Giao điểm của các đường MA

Thông thường các giao điểm MA hay theo những chu kỳ dài hạn hoặc ngắn hạn rõ ràng. Khi xuất hiện một MA giao với một MA khác tức là tín hiệu cho một sự thay đổi khác.

Golden Cross: Điểm vàng khi đường MA ngắn đang đi lên và giao với đường MA dài; tại đây nhà đầu tư nên đặt lệnh mua cổ phiếu vì xu hướng có thể tăng trong tương lai.

Death Cross: Điểm chết khi MA ngắn có chiều hướng đi xuống và giao với MA dài; thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư tiến hành bán cổ phiếu. Đây được xem là tín hiệu về xu hướng giảm trong thời gian tới.

Kết luận

Trên đây là thông tin tổng hợp về đường MA trong thị trường chứng khoán. Một số cách để áp dụng MA vào biểu đồ chứng khoán cũng như lợi ích của MA đem lại. Mong sau bài viết này, mọi người sẽ bổ sung thêm kiến thức về phân tích kỹ thuật để đạt được lợi nhuận cao nhất.

>>>Xem thêm:

Thông tin: Tienao247.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *