Đôi nét về mô hình tiếp tục cho các nhà đầu tư mới

Mô hình giá được dùng để dự báo xu hướng giá sẽ tiếp diễn trong tương lai; thường được cái trader sử dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật. Mô hình đó chính là mô hình tiếp tục (Tên tiếng Anh: Continuation Pattern). Những mô hình nhỏ thuộc nhóm này thường xuất hiện rất nhiều khi phân tích biểu đồ. Ví dụ một số mô hình như tam giác, lá cờ, hình chữ nhật hay là mô hình đuôi nheo. Những người chơi mới nghe qua thấy có vẽ rất phức tạp. Vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các nhà đầu tư có thể giảm bớt hoang mang nhé!

Khái niệm mô hình tiếp tục

Các mô hình tiếp tục là những mô hình mà nó sẽ đưa ra tín hiệu; cho các nhà phân tích biết đường giá sẽ tiếp tục chuyển biến theo xu hướng cũ. Chẳng hạn như 1 cổ phiếu đang trên đà tăng rồi bắt đầu hình thành Continuation Pattern. Sau khi mô hình đã được hoàn thiện thì giá cổ phiếu sẽ lại tiếp tục trên đà tăng giá. Ngược lại nếu giá của một cổ phiếu đang giảm mà mô hình giá tiếp tục đường hình thành thì xu hướng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm.

Mô hình lá cờ
Mô hình Flag

Một số mô hình có trong Continuation Pattern thường được dùng để dự đoán xu hướng giá tương lai là mô hình chữ nhật, đuôi nheo, tam giác và mô hình lá cờ.

Cách hoạt động của mô hình tiếp tục

Mô hình tiếp tục được gọi như vậy là do giá có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng cũ sau khi mô hình này được hình thành. Tuy nhiên nhiều trường hợp xuất hiện mô hình cá cờ hay mô hình đuôi nheo giá vẫn có thể đảo chiều không theo xu hướng tiếp diễn.

Các nhà phân tích kinh nghiệm cho rằng mô hình chỉ đáng tin khi xu hướng cũ phát triển rất mạnh mẽ; và mô hình tiếp tục chỉ là một đoạn nhỏ trong xu hướng đó. Ví dí như giá đang trên đà tăng mạnh mẽ thì xuất hiện một mô hình đuôi nheo và giá sẽ nhanh vượt qua ngưỡng đó, rồi lại tiếp tục tăng.

Ngược lại nếu mô hình Continuation Pattern quá hay hay có kích thước gần bằng với sóng của xu hướng cũ. Thì đây là dấu hiệu của biên độ gia động tăng dần, xu hướng giá không rõ ràng và phát hiện những dịch chuyển lớn nghịch chiều với xu hướng cũ. Đây chính là dấu hiệu xấu cho xu hướng giá tiếp tục.

Lưu ý

Nếu xuất hiện một mô hình Continuation Pattern xuất hiện trong một xu hướng yếu. Nếu giá tăng nhẹ xuất hiện mô hình Continuation Pattern; rồi giá lại tăng nhẹ rồi lại tiếp tục xây dựng 1 mô hình Continuation Pattern thì rất không đáng tin. Trường hợp này thể hiện bên mua chưa chắc chắn trong việc đẩy giá. Xu hướng giá tăng mạnh rồi xuất hiện mô hình tiếp tục sẽ đáng tin cậy hơn.

Những nhà phân tích kiểm tra khối lượng hoạt động giao dịch sau khi thoát khỏi mô hình giá. Nếu lượng giao dịch quá thấp thì đây có thể là 1 phá vỡ thất bại.

Cách thực hiện giao dịch này thông dụng nhất là đợi khi mô hình hình thành, sẽ vẽ ra đường kênh xu hướng. Đợi khi giá thoát ra khỏi mô hình và đi theo xu hướng trước đó thì mới tham gia lệnh.

Các mô hình tiếp tục phổ biến

Mô hình Continuation Pattern sẽ có 4 mô hình phổ biến mà chắc chắn các nhà đầu tư sẽ gặp phải khi phân tích thị trường. Chính vì thế các bạn nên hiểu biết về nó để có thể thuận tiện cho đầu tư.

Mô hình tam giác

Là mẫu hình tiếp tục thông dụng và dễ nhận dạng nhất, nhất là trong những khoảng thời gian ngắn hạn. Các mô hình này sẽ được tạo nên bởi nhũng điểm tiếp xúc giữa các xu hướng giá tăng và giảm.

Mô hình tam giác
Mô hình tam giác cân thể hiện lượng mua và bán bằng nhau và là mô hình giá khó đoán nhất trong mô hình tam giác

Mô hình tam giác có 3 mẫu chính là: Mô hình tam giác tăng, tam giác giảm và tam giác cân. Trong đó mẫu hình tam giác có cạnh tăng hướng lên biểu hiện lượng mua tăng. Tam giác giảm cạnh hướng xuống, biểu hiện lượng bán tăng. Mô hình tam giác cân thể hiện lượng mua và bán bằng nhau; đây được đánh giá là mô hình khó dùng nhất trong 3 mẫu vì giá sẽ rất khó đoán sẽ đi theo hướng nào.

Mô hình đuôi nheo (tên khác: Pennant)

mô hình tiếp tục dự đoán giá sẽ tiếp diễn xu hướng tăng giảm cực mạnh mẽ trong khung thời gian ngắn.

Sau một đợt tăng hoặc giảm giá mạnh. Mô hình này hình thành trong giai đoạn giá chậm và dao động trong phạm vi nhỏ. Tạo thành hình dáng như một tam giác. Sau đó giá sẽ thoát khỏi mô hình và đi theo xu hướng trước đó.

Dựa vào hình dáng và hướng di chuyển mô hình này được chia làm 2 loại là cờ đuôi nheo tăng giá và cời đuôi nheo giảm giá.

>>>Xem thêm:

Mô hình lá cờ (tên khác: Flag)

mô hình tiếp tục được hình thành khi thị trường chuyển hướng mạnh 1 chiều. Tiếp tục hình thành trong 1 phạm vi hẹp. Hình dạng của mô hình đúng như cái tên của nó. Có 1 phần thân dài như cột cờ và 1 phần hình chữ nhật gắn với phần thân như một cây cờ. Mô hình này có 2 dạng là cờ tăng báo hiệu xu hướng tiếp theo là xu hướng tăng; cờ giảm báo hiệu xu hướng tiếp theo là xu hướng giảm.

Mô hình hình chữ nhật

Mô hình hình chữ nhật
Mô hình hình chữ nhật sẽ hình thành khi 1 xu hướng tăng hoặc giảm dễ nhận thấy

Mô hình này sẽ hình thành khi 1 xu hướng tăng hoặc giảm dễ nhận thấy, sẽ xuất hiện 2 đường thẳng nằm ngang và song song. Mô hình này cung cấp tín hiệu đảo chiều hoặc sẽ tiếp diễn xu hướng cũ. Nhà đầu tư chỉ thật sự nắm được chính xác biến đổi giá khi nó phá vỡ mô hình.

Trên đây chính là những mô hình tiếp giáp phổ biến nhất; mà chúng tôi đã tìm hiểu và cung cấp đế cho các bạn. Rất mong đã phân nào giúp các bạn hiểu hơn về mô hình này

Kết luận

Bài viết trên là những thông tin và kiến thức về mô hình tiếp tục trong phân tích kỹ thuật. Mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp, để đem đến những thông tin bổ ích cho các nhà đầu tư. Để có thể đầu thành công các nhà đầu tư nên nắm rõ và hiểu được các mô hình. Từ đó có thể nắm được diễn biến thị trường; đưa ra thời điểm thích hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các mô hình phổ biến như mô hình 2 đỉnh. Để bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé. Tienao247.com chúc các bạn sẽ có những bước thành công trong đầu tư. Để biết thêm các mô hình khác trong phân tích kỹ thuật thì theo dõi những bài viết khác của chúng tôi nhé!

Thông tin tổng hợp: tienao247.com